Cảnh giác với việc tăng giá và nguy cơ tái lạm phát

CPI tăng cao, áp lực tăng giá lên các mặt hàng đầu vào thiết yếu đã cảnh báo khả năng tái lạm phát, mục tiêu giữ lạm phát ở mức 7% trở nên khó khăn.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng cao ở các thành phố lớn, giá các mặthàng đầu vào thiết yếu của sản xuất và đời sống như xăng dầu, điện, than... cũngchịu áp lực tăng giá.

Do đó, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2010 ở mức 7% như Quốc hội đềra, Chính phủ sẽ phải có các giải pháp chủ động để ngăn ngừa nguy cơ tái lạmphát cao.

Các bộ, ngành cũng cần chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sảnxuất, điều hòa cung cầu, tài chính tiền tệ, xuất nhập khẩu, kiểm tra kiểm soátthị trường...

Việc thực hiện lộ trình giá thị trường với các mặt hàng như điện, nước, xăngdầu, than... là bước tất yếu để nền kinh tế vận hành minh bạch hơn nhưng lại tạora những áp lực nhất định đối với lạm phát.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lo ngại thị trường sẽ không chỉ tăng giá bởinhững nguyên nhân đầu vào mà còn tăng giá theo kiểu “té nước theo mưa”.

Áp lực tăng cao

Mặc dù có rất nhiều biện pháp kiềm chế giá cả nhưng giá cả dịp Tết vẫn tăng rấtmạnh. Sức tiêu dùng tăng cao khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tại Thành phố HồChí Minh tăng 1,68%, còn Hà Nội "leo thang” tới 2,61% so với tháng trước.

Nhiều ý kiến lo ngại, áp lực tới giá cả sẽ còn mạnh hơn trong các tháng tới,nhất là khi thực hiện lộ trình tăng giá điện.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp nhận định việc tăng giá mộtloạt các mặt hàng như điện, nước sạch, than, các mặt hàng thiết yếu của đời sốngsinh hoạt cũng như sản xuất kinh doanh, chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến chỉ sốgiá.

"Mức tăng của một loạt các mặt hàng thiết yếu khiến mớ rau, quả trứng cũng tănggiá theo. Đơn cử, khi giá xăng tăng thì phí vận chuyển taxi tăng, hay tăng giáđiện sẽ đẩy giá thép, ximăng... cũng tăng và khi giá thép tăng thì đương nhiênchi phí xây dựng, rồi thuê nhà, giá bán nhà sẽ không thể đứng yên... Đầu vào sảnxuất tăng thì chắc chắn giá bán sản phẩm cũng phải được đẩy lên. Cứ mỗi lần tănggiá như vậy, quay vòng khoảng 2-3 tháng, thị trường sẽ hình thành mặt bằng giámới. Điều này gây áp lực lớn cho nền kinh tế trong năm nay”, ông Đăng Doanh nói.

Các doanh nghiệp cũng đặc biệt lo ngại mỗi khi giá các mặt hàng đầu vào tăng.

Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Phạm Chí Cường bày tỏ: "Giá điện dự kiến tăng từtháng 3 sẽ tác động khá mạnh tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất làtới các doanh nghiệp sản xuất phôi thép vì giá điện chiếm tới 10% giá thành."

Nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành nghề như da giày, hóa chất, ximăng, giấy...cũng lo ngại việc tăng giá điện sẽ đẩy doanh nghiệp đến chỗ phải tăng giá sảnphẩm.

Chưa hết, theo các chuyên gia kinh tế, lạm phát của năm 2010 này còn chịu hệ lụybởi chính sách điều hành tiền tệ của năm 2009. Câu chuyện tăng giá trong quý Ivà đầu quý II năm nay có liên quan mật thiết đến mức tăng trưởng tín dụng 38%của năm 2009.

Bởi độ trễ của tăng trưởng tín dụng thường tác động sau đó 4-6 tháng nên tácđộng đến lạm phát năm 2010 là khó tránh khỏi. Do đó, chỉ tiêu mà Chính phủ đặtra là kiềm chế lạm phát ở mức 7% sẽ rất khó thực hiện được.

Chủ động đối phó

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, để đối phó với việc tăng giá than, điện, xăng dầu, nhiều doanh nghiệp đã phải tính tới tiết giảm tiêu hao năng lượng thông qua việcđổi mới công nghệ.

Chẳng hạn, để sản xuất 1 tấn phôi thép cần tới 600 kWh điện,nhưng nếu dùng máy móc công nghệ mới thì sẽ giảm, chỉ cần 400-500 kWh điện.Chính vì thế, tìm ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng là giải pháp sống cònvới doanh nghiệp.

Chủ tịch Hiệp hội giấy Việt Nam Vũ Ngọc Bảo thì kiến nghị về lâu dài, Nhà nướccần hỗ trợ cho các doanh nghiệp có chủ trương đổi mới công nghệ để tiết kiệmnăng lượng.

Tiến sĩ Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cảnhbáo: “Có khi, giá điện, giá xăng tăng một nhưng giá hàng hóa lại tăng hai. Cóhiện tượng này là do giới kinh doanh có tâm lý ăn theo giá xăng, giá điện, khiếnmặt bằng giá cả càng bị đẩy lên cao. Đây là kiểu kinh doanh chộp giật, a dua,vào hùa, thiếu văn minh nên các cơ quan chức năng cần phải tăng cường kiểm tra,kiểm soát thị trường, giá cả.”

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng trong bối cảnh điều chỉnh tăng giá các mặthàng thiết yếu thì càng cần quan tâm đến việc kiểm soát giá cả.

Chuyên gia giá cả Ngô Trí Long lưu ý: "Cần phải kiểm soát việc tăng giá từ cácdoanh nghiệp sản xuất tới doanh nghiệp lưu thông, phân phối hàng hóa trên thịtrường. Chẳng hạn, doanh nghiệp xăng dầu được tự định giá bán nhưng các cơ quanchức năng cũng phải xem mức tăng giá đưa ra có phù hợp không. Ngành điện tănggiá điện nhưng trước tiên cần phải có giải pháp giảm tổn thất điện năng ở khâuphân phối, truyền tải, tiêu thụ… Nếu để người dân gánh cả chi phí tổn thất điệnnăng mà mức tổn thất này ở mức cao hơn rất nhiều so với các nước thì không hợplý.”

Bộ Công Thương khẳng định việc tăng giá điện sẽ được tính toán ở mức phù hợp,không gây sốc gây ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.

Hơn nữa, các cơ quan chức năng sẽ tính toán và có các giải pháp để mức tăng giáđiện không “phá vỡ” mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 7%.

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả(Bộ Tài chính), cho rằng "việc điều chỉnh giá xăng dầu, điện, than, nước sinhhoạt... cần phải thận trọng khi quyết định mức độ và thời điểm để đảm bảo mụctiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2010."

Theo ông Ánh, từ tháng 12/2009, CPI lại tăng 1,38% - mức tăng cao nhất trong cảnăm 2009 - đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về khả năng lạm phát cao có thể quaytrở lại vào năm 2010.

Tuy nhiên, nếu tính quy luật của diễn biến thị trường giá cả được duy trì trongnăm 2010 kết hợp với những chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý thị trường giá cảhợp lý thì CPI cả năm có thể ở mức một con số.

Để thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, trọng tâm trong ngắn hạn của chínhsách tài khóa là giữ vững mức động viên vào ngân sách Nhà nước khoảng một phầntư GDP - không giảm nhưng cũng không được tăng để không tăng thêm gánh nặng huyđộng vào ngân sách Nhà nước cho nền kinh tế.

Ưu tiên thứ hai là giảm mức độ thâm hụt ngân sách Nhà nước trong lộ trình tiếntới cân bằng cán cân ngân sách Nhà nước trong dài hạn.

Ngoài ra, theo ông Ánh, chính sách lãi suất cũng cần được áp dụng linh hoạt vàtheo cơ chế thị trường. Lãi suất cơ bản, tái chiết khấu và tái cấp vốn được điềuchỉnh linh hoạt kết hợp với nghiệp vụ thị trường mở để giải quyết đồng thời haibài toán, đảm bảo nguồn vốn có “giá cả” hợp lý để doanh nghiệp phát triển sảnxuất kinh doanh, ngăn chặn nguy cơ tăng trưởng nóng và kiểm soát được lạmphát./.

Thu Hường-Minh Phương (Báo Tin Tức/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục