Gần đây, tại Tây Ninh, đã liên tục xuất hiện những tin đồn có người mua tắc kè 300g/con với giá hàng chục triệu đồng.
Tin đồn về giá tắc kè được đẩy lên ngày càng cao, hiện nay lên đến 70 triệu đồng/con. Nhiều người ở Tây Ninh, đặc biệt là khu vực biên giới đã đi lùng tắc kè để bán. Nhưng sự thật đó chỉ là tin đồn, là trò đùa tai hại vì chẳng ai mua tắc kè với giá 70 triệu đồng/con và cũng chưa có ai xác nhận đã bán được tắc kè với giá hàng chục triệu đồng. Nếu không cẩn thận, người dân có thể rơi vào bẫy của bọn tung tin đồn.
Ông P.A.N, hiện ngụ ở thị xã Tây Ninh, cho biết khi nghe thông tin từ người quen tên N.V.H nói hiện có người đang mua tắc kè với giá 60-70 triệu đồng/con nặng 300g.
Do nhớ ra nhà mình ở khu vực xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, có con tắc kè lâu nay “trú ngụ” trong nhà, buổi tối thường kêu, ông chạy về Tân Châu để “phục kích” bắt tắc kè. Nhưng do muốn bắt tắc kè phải dỡ nhà ra nên ông đã suy nghĩ lại, vì những người có kinh nghiệm nói chắc gì tắc kè đó được 300g.
Đồng thời, ông P.A.N gọi điện hỏi chính xác giá cả và yêu cầu tiền cọc thì nghe N.V.H trả lời rụt rè, khiến ông nghi ngờ nên quyết định giữ lại căn nhà, không dám “phá nhà” để thành triệu phú.
Trong vai người dân “săn” tắc kè, chúng tôi liên lạc với N.V.H thì được H. quảng cáo “có người quen chuyên thu mua tắc kè để bán sang Trung Quốc, nhờ tôi gom hàng ở Long An và Tây Ninh cho “ông.” Nếu tắc kè 300g thì giá sẽ 60- 70 triệu đồng.
Mới đây “ông” mua của một người ở Cần Đước, tỉnh Long An, với giá 30 triệu đồng. Mấy ngày sau, chúng tôi liên lạc với H. để báo là có người quen ở tỉnh Ninh Thuận bắt được tắc kè 300g, muốn thông qua H. để bán cho “ông.” Tuy nhiên một lúc sau H. thông báo lại rằng, “ông” nói bây giờ phải có tắc kè 400g mới mua (?!).
Do chúng tôi không liên lạc gì nữa vì không có tắc kè 400g như đòi hỏi, nên H. liên lạc lại báo là “ông” sẽ mua tắc kè 300g, với giá 50 triệu đồng. Đồng thời H. nhắc chúng tôi “ra tỉnh Ninh Thuận mang tắc kè về rồi “ông” tới mua. Phải nhớ đựng tắc kè trong lồng màu đỏ, để nó không đổi màu, tránh bị mất những “sắc tố” quan trọng trong con tắc kè.”
Chúng tôi yêu cầu H. gọi cho “ông” để gặp trao đổi và phải đặt cọc để chúng tôi không mất công ra tỉnh Ninh Thuận lấy về không ai mua, nhưng đều bị “ông” từ chối khéo và sau đó trả lời là “hiện tại không có ở Việt Nam” và mất liên lạc luôn.
Hỏi ra mới biết, H. cũng chỉ nghe “đồn,” rồi liên lạc với “ông” để giữ mối, nhằm đi mua tắc kè để kiếm tiền hoa hồng hoặc tiền chênh lệch. H. cũng chỉ nghe “ông” nói mua được tắc kè ở Cần Đước, chứ bản thân hoàn toàn không biết thật hay không.
Theo nhận định của nhiều người, tất cả các “màn” rêu rao mua tắc kè giá 60-70 triệu đồng/con chỉ là “trò bịp, trò đùa tai hại.” Trên thực tế, tìm được tắc kè 300g gần như “bất khả thi,” rất khó săn được.
Khi nói tìm được tắc kè 300g thì được bọn “thu mua” tăng lên 400g để “thách đố” người dân. Nhiều người dân đã phát hiện ra những "chiêu" của bọn thu mua nên khuyến cáo nhau không đi "săn" tắc kè nữa. Thực chất những người “trung gian” để mua tắc kè cũng chỉ là những người nghe đồn, muốn kiếm tiền hoa hồng, chênh lệch.
Đồng thời, không loại trừ khả năng đây là “cái bẫy” do bọn tung tin đồn tạo ra, chờ những người hám lợi bị “sập bẫy:” Có thể những người tung ra tin đồn đang nắm giữ tắc kè nặng 300g. Chúng tạo ra “cơn sốt” để những người làm “trung gian” đi lùng mua, rồi chính chúng bán tắc kè giá chục triệu cho những người “trung gian” này.
Cuối năm 2010, tin đồn tắc kè có giá cả trăm triệu cũng lan rộng ở địa bàn vùng U Minh Thượng cũng như tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, làm điêu đứng nhiều gia đình./.
Tin đồn về giá tắc kè được đẩy lên ngày càng cao, hiện nay lên đến 70 triệu đồng/con. Nhiều người ở Tây Ninh, đặc biệt là khu vực biên giới đã đi lùng tắc kè để bán. Nhưng sự thật đó chỉ là tin đồn, là trò đùa tai hại vì chẳng ai mua tắc kè với giá 70 triệu đồng/con và cũng chưa có ai xác nhận đã bán được tắc kè với giá hàng chục triệu đồng. Nếu không cẩn thận, người dân có thể rơi vào bẫy của bọn tung tin đồn.
Ông P.A.N, hiện ngụ ở thị xã Tây Ninh, cho biết khi nghe thông tin từ người quen tên N.V.H nói hiện có người đang mua tắc kè với giá 60-70 triệu đồng/con nặng 300g.
Do nhớ ra nhà mình ở khu vực xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, có con tắc kè lâu nay “trú ngụ” trong nhà, buổi tối thường kêu, ông chạy về Tân Châu để “phục kích” bắt tắc kè. Nhưng do muốn bắt tắc kè phải dỡ nhà ra nên ông đã suy nghĩ lại, vì những người có kinh nghiệm nói chắc gì tắc kè đó được 300g.
Đồng thời, ông P.A.N gọi điện hỏi chính xác giá cả và yêu cầu tiền cọc thì nghe N.V.H trả lời rụt rè, khiến ông nghi ngờ nên quyết định giữ lại căn nhà, không dám “phá nhà” để thành triệu phú.
Trong vai người dân “săn” tắc kè, chúng tôi liên lạc với N.V.H thì được H. quảng cáo “có người quen chuyên thu mua tắc kè để bán sang Trung Quốc, nhờ tôi gom hàng ở Long An và Tây Ninh cho “ông.” Nếu tắc kè 300g thì giá sẽ 60- 70 triệu đồng.
Mới đây “ông” mua của một người ở Cần Đước, tỉnh Long An, với giá 30 triệu đồng. Mấy ngày sau, chúng tôi liên lạc với H. để báo là có người quen ở tỉnh Ninh Thuận bắt được tắc kè 300g, muốn thông qua H. để bán cho “ông.” Tuy nhiên một lúc sau H. thông báo lại rằng, “ông” nói bây giờ phải có tắc kè 400g mới mua (?!).
Do chúng tôi không liên lạc gì nữa vì không có tắc kè 400g như đòi hỏi, nên H. liên lạc lại báo là “ông” sẽ mua tắc kè 300g, với giá 50 triệu đồng. Đồng thời H. nhắc chúng tôi “ra tỉnh Ninh Thuận mang tắc kè về rồi “ông” tới mua. Phải nhớ đựng tắc kè trong lồng màu đỏ, để nó không đổi màu, tránh bị mất những “sắc tố” quan trọng trong con tắc kè.”
Chúng tôi yêu cầu H. gọi cho “ông” để gặp trao đổi và phải đặt cọc để chúng tôi không mất công ra tỉnh Ninh Thuận lấy về không ai mua, nhưng đều bị “ông” từ chối khéo và sau đó trả lời là “hiện tại không có ở Việt Nam” và mất liên lạc luôn.
Hỏi ra mới biết, H. cũng chỉ nghe “đồn,” rồi liên lạc với “ông” để giữ mối, nhằm đi mua tắc kè để kiếm tiền hoa hồng hoặc tiền chênh lệch. H. cũng chỉ nghe “ông” nói mua được tắc kè ở Cần Đước, chứ bản thân hoàn toàn không biết thật hay không.
Theo nhận định của nhiều người, tất cả các “màn” rêu rao mua tắc kè giá 60-70 triệu đồng/con chỉ là “trò bịp, trò đùa tai hại.” Trên thực tế, tìm được tắc kè 300g gần như “bất khả thi,” rất khó săn được.
Khi nói tìm được tắc kè 300g thì được bọn “thu mua” tăng lên 400g để “thách đố” người dân. Nhiều người dân đã phát hiện ra những "chiêu" của bọn thu mua nên khuyến cáo nhau không đi "săn" tắc kè nữa. Thực chất những người “trung gian” để mua tắc kè cũng chỉ là những người nghe đồn, muốn kiếm tiền hoa hồng, chênh lệch.
Đồng thời, không loại trừ khả năng đây là “cái bẫy” do bọn tung tin đồn tạo ra, chờ những người hám lợi bị “sập bẫy:” Có thể những người tung ra tin đồn đang nắm giữ tắc kè nặng 300g. Chúng tạo ra “cơn sốt” để những người làm “trung gian” đi lùng mua, rồi chính chúng bán tắc kè giá chục triệu cho những người “trung gian” này.
Cuối năm 2010, tin đồn tắc kè có giá cả trăm triệu cũng lan rộng ở địa bàn vùng U Minh Thượng cũng như tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, làm điêu đứng nhiều gia đình./.
Vũ Tiến Lực (TTXVN/Vietnam+)