Mặc dù đề biển xe chất lượng cao, xe Vip… nhưng chất lượng thực sự của một số xe khách hiện nay lại như xe chợ. Việc “tung hỏa mù” về chất lượng xe đã khiến không ít hành khách nhầm lẫn mà mất tiền oan, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán sắp đến, nhu cầu đi lại của người dân gia tăng.
Xe chất lượng cao, xe vip… hay xe chợ?
Ngay trên đầu xe là tấm biển ghi dòng chữ “Xe chất lượng cao, chạy tuyến cố định Giáp Bát-Ninh Bình” nhưng chiếc xe có biển kiểm soát 29T - 5773 vẫn liên tục dừng bắt khách trên đường Giải Phóng. Mặc dù trên xe đã kín chỗ nhưng lơ xe vẫn liên tục bắt khách và nhồi nhét đến 5, 6 người ngồi chung trên một hàng ghế chỉ dành cho 4 người.
Hành khách tỏ ra khó chịu thì lơ xe liên mồm giải thích: “Các bác thông cảm, ngồi chật tí cho ấm áp, lát nữa đến Đồng Văn, Phủ Lý nhiều người xuống rồi tha hồ ngồi rộng rãi.” Tuy nhiên, suốt dọc tuyến đường từ Giáp Bát về Ninh Bình, phụ xe vẫn liên tục mời chào thêm khách mới nên ngoài ghế chính của xe, tay lơ còn mang ghế nhựa dự trữ ra để “mời” khách ngồi. Từ Hà Nội về Ninh Bình, ngồi ghế nhựa hay ngồi 5,6 người chen chúc giá cũng vẫn là 50 nghìn một người.
Chiếc xe có biển kiểm soát 17K-8296 chạy tuyến Giáp Bát-Thái Bình đề biển xe Vip, nhưng ngay ở cổng ra của bến xe Giáp Bát, lái xe vẫn cố ý dừng xe bắt khách, gây ách tắc cục bộ kéo dài. Mặc dù ban quản lý bến xe liên tục có loa nhắc nhở, lái xe vẫn phớt lờ cho đến khi cảnh sát giao thông vào cuộc thì tình trạng này mới chấm dứt.
Xe khách của nhiều doanh nghiệp vận tải lớn cũng có những sai phạm tương tự. Mặc dù trên thân xe có dòng chữ “Top 10 thương hiệu Việt Nam - giải thưởng Sao vàng Đất Việt”, nhưng xe khách của doanh nghiệp vận tải Hà Lan chạy tuyến Mỹ Đình-Thái Nguyên vẫn chờ bắt thêm khách bằng cách chạy với tốc độ rùa bò trên suốt đoạn đường từ bến xe Mỹ Đình ra đến chân cầu Thăng Long. Thỉnh thoảng xe lại đỗ để chèo kéo khách dọc đường.
Nguyễn Thùy Linh, sinh viên năm thứ 2 trường Học viện Tài chính còn nhớ mãi một kỷ niệm “đau thương” về xe ôtô chất lượng cao. Trong đợt nghỉ Tết dương lịch năm ngoái, Linh chọn loại xe này vì không mua được vé tàu với giá giường nằm đắt gần gấp ba giá ghế ngồi. Thế nhưng tài xế nhồi nhét quá đông người nên Linh phải chuyển từ tư thế nằm sang ngồi vì phải chung giường với 2 người đàn ông. “Tưởng đi xe có giường nằm về thì nhàn, ai ngờ... Từ đó mình chẳng bao giờ đi ô tô về quê nữa,” Linh cho biết.
Hành khách không nên bắt xe dọc đường
Hiện nay, do giá xăng và một số mặt hàng cuối năm tăng giá nên giá vé các loại xe khách cũng đã tăng. Với những chuyến xe khách đoạn đường ngắn năm nay giá vé tăng khoảng 5 đến 10%, ví dụ tuyến Giáp Bát-Ninh Bình tăng từ 42 nghìn lên 45 nghìn đồng/vé, tuyến Gia Lâm-Bắc Giang tăng từ 20 nghìn lên 25 nghìn đồng/ vé…
Còn những chuyến xe khách đường dài giá vé tăng tùy thuộc vào độ dài chuyến xe. Đặc biệt, có những chuyến xe giá vé tăng mức đột biến như chuyến xe Hà Nội-Đắc Lắc giá vé tăng khoảng 50 đến 60%.
Tuy nhiên, những chuyến xe được quảng cáo là xe chất lượng cao có thể lấy cớ đó mà thu giá vé cao hơn các loại xe thường. Vì thế đôi khi nhiều khách hàng phải chịu mất tiền oan mà dịch vụ chẳng khác nào xe chợ. Nhiều xe “chất lượng cao” nhưng các thiết bị trong xe hỏng hóc rất nhiều, hơn nữa có những đoạn đường nguy hiểm nhưng tài xế vẫn chạy với tốc độ như … xe đua. “Không chạy nhanh thì những xe đi trước đón hết khách à. Mà chạy xe đường dài, không đi nhanh thế thì bao giờ đến nơi”, một lái xe trên tuyến Giáp Bát, Vinh cho biết.
Tết Nguyên Đán đang đến gần, nhu cầu đi lại cũng gia tăng và để tránh tình trạng hành khách bị “đánh lừa” thì đại diện các ban quản lý xe trên địa bàn Hà Nội khuyên các hành khách nên vào luôn các bến xe để mua vé và chọn xe. Ông Nguyễn Tất Thành, giám đốc Bến xe Giáp Bát cho biết trong dịp Tết năm nay số lượng xe để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân sẽ được đảm bảo vì thế hành khách không nên lo thiếu xe mà phải bắt xe dọc đường.
Vào bến mua vé vừa giúp hành khách không bị “bóp” và cũng có thể dễ dàng lựa chọn xe có chất lượng tốt. Hơn nữa, nếu mua vé ở trong bến thì khi xảy ra những trường hợp như nhồi nhét khách, thu thêm tiền vé… hành khách có thể gọi điện phản ánh khiếu nại về số điện thoại của các bến xe để ban quản lý có biện pháp xử lý.
“Ngược lại đối với những hành khách bắt xe ngoài đường hoặc không mua vé của bến xe thì ban quản lý bến xe sẽ rất khó có thể kiểm soát và không chịu trách nhiệm về những những thiệt hại của hành khách,” ông Nguyễn Tất Thành cho biết.
“Hành khách vào bến xe mua vé cũng sẽ giúp ban quản lý chúng tôi giải quyết được tình trạng ùn tắc do các xe bắt khách ở ngay cổng các bến,” đại diện bến xe Mỹ Đình cho biết thêm./.
Xe chất lượng cao, xe vip… hay xe chợ?
Ngay trên đầu xe là tấm biển ghi dòng chữ “Xe chất lượng cao, chạy tuyến cố định Giáp Bát-Ninh Bình” nhưng chiếc xe có biển kiểm soát 29T - 5773 vẫn liên tục dừng bắt khách trên đường Giải Phóng. Mặc dù trên xe đã kín chỗ nhưng lơ xe vẫn liên tục bắt khách và nhồi nhét đến 5, 6 người ngồi chung trên một hàng ghế chỉ dành cho 4 người.
Hành khách tỏ ra khó chịu thì lơ xe liên mồm giải thích: “Các bác thông cảm, ngồi chật tí cho ấm áp, lát nữa đến Đồng Văn, Phủ Lý nhiều người xuống rồi tha hồ ngồi rộng rãi.” Tuy nhiên, suốt dọc tuyến đường từ Giáp Bát về Ninh Bình, phụ xe vẫn liên tục mời chào thêm khách mới nên ngoài ghế chính của xe, tay lơ còn mang ghế nhựa dự trữ ra để “mời” khách ngồi. Từ Hà Nội về Ninh Bình, ngồi ghế nhựa hay ngồi 5,6 người chen chúc giá cũng vẫn là 50 nghìn một người.
Chiếc xe có biển kiểm soát 17K-8296 chạy tuyến Giáp Bát-Thái Bình đề biển xe Vip, nhưng ngay ở cổng ra của bến xe Giáp Bát, lái xe vẫn cố ý dừng xe bắt khách, gây ách tắc cục bộ kéo dài. Mặc dù ban quản lý bến xe liên tục có loa nhắc nhở, lái xe vẫn phớt lờ cho đến khi cảnh sát giao thông vào cuộc thì tình trạng này mới chấm dứt.
Xe khách của nhiều doanh nghiệp vận tải lớn cũng có những sai phạm tương tự. Mặc dù trên thân xe có dòng chữ “Top 10 thương hiệu Việt Nam - giải thưởng Sao vàng Đất Việt”, nhưng xe khách của doanh nghiệp vận tải Hà Lan chạy tuyến Mỹ Đình-Thái Nguyên vẫn chờ bắt thêm khách bằng cách chạy với tốc độ rùa bò trên suốt đoạn đường từ bến xe Mỹ Đình ra đến chân cầu Thăng Long. Thỉnh thoảng xe lại đỗ để chèo kéo khách dọc đường.
Nguyễn Thùy Linh, sinh viên năm thứ 2 trường Học viện Tài chính còn nhớ mãi một kỷ niệm “đau thương” về xe ôtô chất lượng cao. Trong đợt nghỉ Tết dương lịch năm ngoái, Linh chọn loại xe này vì không mua được vé tàu với giá giường nằm đắt gần gấp ba giá ghế ngồi. Thế nhưng tài xế nhồi nhét quá đông người nên Linh phải chuyển từ tư thế nằm sang ngồi vì phải chung giường với 2 người đàn ông. “Tưởng đi xe có giường nằm về thì nhàn, ai ngờ... Từ đó mình chẳng bao giờ đi ô tô về quê nữa,” Linh cho biết.
Hành khách không nên bắt xe dọc đường
Hiện nay, do giá xăng và một số mặt hàng cuối năm tăng giá nên giá vé các loại xe khách cũng đã tăng. Với những chuyến xe khách đoạn đường ngắn năm nay giá vé tăng khoảng 5 đến 10%, ví dụ tuyến Giáp Bát-Ninh Bình tăng từ 42 nghìn lên 45 nghìn đồng/vé, tuyến Gia Lâm-Bắc Giang tăng từ 20 nghìn lên 25 nghìn đồng/ vé…
Còn những chuyến xe khách đường dài giá vé tăng tùy thuộc vào độ dài chuyến xe. Đặc biệt, có những chuyến xe giá vé tăng mức đột biến như chuyến xe Hà Nội-Đắc Lắc giá vé tăng khoảng 50 đến 60%.
Tuy nhiên, những chuyến xe được quảng cáo là xe chất lượng cao có thể lấy cớ đó mà thu giá vé cao hơn các loại xe thường. Vì thế đôi khi nhiều khách hàng phải chịu mất tiền oan mà dịch vụ chẳng khác nào xe chợ. Nhiều xe “chất lượng cao” nhưng các thiết bị trong xe hỏng hóc rất nhiều, hơn nữa có những đoạn đường nguy hiểm nhưng tài xế vẫn chạy với tốc độ như … xe đua. “Không chạy nhanh thì những xe đi trước đón hết khách à. Mà chạy xe đường dài, không đi nhanh thế thì bao giờ đến nơi”, một lái xe trên tuyến Giáp Bát, Vinh cho biết.
Tết Nguyên Đán đang đến gần, nhu cầu đi lại cũng gia tăng và để tránh tình trạng hành khách bị “đánh lừa” thì đại diện các ban quản lý xe trên địa bàn Hà Nội khuyên các hành khách nên vào luôn các bến xe để mua vé và chọn xe. Ông Nguyễn Tất Thành, giám đốc Bến xe Giáp Bát cho biết trong dịp Tết năm nay số lượng xe để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân sẽ được đảm bảo vì thế hành khách không nên lo thiếu xe mà phải bắt xe dọc đường.
Vào bến mua vé vừa giúp hành khách không bị “bóp” và cũng có thể dễ dàng lựa chọn xe có chất lượng tốt. Hơn nữa, nếu mua vé ở trong bến thì khi xảy ra những trường hợp như nhồi nhét khách, thu thêm tiền vé… hành khách có thể gọi điện phản ánh khiếu nại về số điện thoại của các bến xe để ban quản lý có biện pháp xử lý.
“Ngược lại đối với những hành khách bắt xe ngoài đường hoặc không mua vé của bến xe thì ban quản lý bến xe sẽ rất khó có thể kiểm soát và không chịu trách nhiệm về những những thiệt hại của hành khách,” ông Nguyễn Tất Thành cho biết.
“Hành khách vào bến xe mua vé cũng sẽ giúp ban quản lý chúng tôi giải quyết được tình trạng ùn tắc do các xe bắt khách ở ngay cổng các bến,” đại diện bến xe Mỹ Đình cho biết thêm./.
Nguyễn Hà (Vietnam+)