Sau khi xảy ra một số vụ lừa đảo mà nạn nhân là các doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Công thương vừa cảnh báo tới một số hiệp hội ngành hàng (hồ tiêu, cao su, gỗ, thủy sản, bột giấy), về việc doanh nghiệp cần cảnh giác trong hoạt động mua bán với các doanh nghiệp tại thị trường Cameroon.
Hình thức lừa đảo mà các đối tượng tại Cameroon thường sử dụng là tiến hành chào hàng, ký hợp đồng bán hàng với điều kiện hấp dẫn và yêu cầu phía mua hàng đặt cọc tối thiểu 10% bằng hình thức điện chuyển tiền.
Sau khi doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền để thực hiện hợp đồng, đối tượng chấm dứt mọi giao dịch, thông tin liên hệ, không thực hiện việc giao hàng như hợp đồng đã ký và đã có doanh nghiệp không thể lấy lại số tiền đặt cọc trị giá hàng chục ngàn USD.
Để tránh rủi ro từ thị trường này, theo Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc Bộ Công Thương, khi liên hệ mua bán, các doanh nghiệp phải xác minh, thẩm tra đối tác tại Cameroon và châu Phi, yêu cầu đối tác cung cấp địa chỉ đầy đủ, giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu, địa chỉ ngân hàng nơi đối tác mở tài khoản và gửi cho Thương vụ Việt Nam tại châu Phi hoặc gửi về Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á để nhờ tư vấn, xác minh trước khi giao dịch.
Đặc biệt, một khuyến cáo nữa là doanh nghiệp không tìm kiếm khách hàng qua mạng điện tử Internet vì các đối tượng tại châu Phi thường sử dụng hình thức quảng cáo trên Internet, lợi dụng các kẽ hở của thương mại điện tử làm công cụ tiếp cận để tiến hành lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam./.
Hình thức lừa đảo mà các đối tượng tại Cameroon thường sử dụng là tiến hành chào hàng, ký hợp đồng bán hàng với điều kiện hấp dẫn và yêu cầu phía mua hàng đặt cọc tối thiểu 10% bằng hình thức điện chuyển tiền.
Sau khi doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền để thực hiện hợp đồng, đối tượng chấm dứt mọi giao dịch, thông tin liên hệ, không thực hiện việc giao hàng như hợp đồng đã ký và đã có doanh nghiệp không thể lấy lại số tiền đặt cọc trị giá hàng chục ngàn USD.
Để tránh rủi ro từ thị trường này, theo Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc Bộ Công Thương, khi liên hệ mua bán, các doanh nghiệp phải xác minh, thẩm tra đối tác tại Cameroon và châu Phi, yêu cầu đối tác cung cấp địa chỉ đầy đủ, giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu, địa chỉ ngân hàng nơi đối tác mở tài khoản và gửi cho Thương vụ Việt Nam tại châu Phi hoặc gửi về Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á để nhờ tư vấn, xác minh trước khi giao dịch.
Đặc biệt, một khuyến cáo nữa là doanh nghiệp không tìm kiếm khách hàng qua mạng điện tử Internet vì các đối tượng tại châu Phi thường sử dụng hình thức quảng cáo trên Internet, lợi dụng các kẽ hở của thương mại điện tử làm công cụ tiếp cận để tiến hành lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam./.
Liên Phương (TTXVN)