Ngày 1 và 2/7/2013, tại tỉnh Xiêng Khoảng, các chuyên gia của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã họp với đại diện của chính phủ Lào để thảo luận các điều kiện để cánh đồng Chum được công nhận là di sản thế giới.
Theo kết quả cuộc họp, phía Lào sẽ phải xây dựng kế hoạch tổng thể đối với việc phát triển và quản lý khu di tích này; tiến hành thêm nhiều nghiên cứu tại Cánh đồng Chum, đặc biệt là ý nghĩa quan trọng về lịch sử, khảo cổ và văn hóa đồng thời phải nghiên cứu sâu hơn nữa về các vấn đề liên quan đến môi trường xung quanh và thiên nhiên.
Cánh đồng Chum là khu khảo cổ cự thạch rộng lớn ở tỉnh Xiêng Khoảng (bắc Lào), có niên đại từ 2500 đến 3000 năm. Khu này có hơn 2.000 chum đá, trong đó chiếc chum lớn nhất cao hơn 3 mét.
Nằm rải rác trên cao nguyên Xiêng Khoảng, các chum đá nằm từng cụm, từ một vài chiếc đến hàng trăm chiếc xung quanh dưới chân đồi hoặc ở các thung lũng vùng cao.
Hiện có rất nhiều nước và tổ chức bày tỏ mong muốn giúp Lào trong việc đề cử cánh đồng Chum thành di sản thế giới, trong đó có Australia và Pháp.
Nếu được công nhân, cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng sẽ là di sản thế giới thứ 3 của Lào sau cố đô Luông Phabang và đền Vắt Phu ở tỉnh Chămpaxắc, nam Lào.
Chính quyền tỉnh Xiêng Khoảng hy vọng, Cánh đồng Chum được công nhận nhận là di sản thế giới sẽ góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là việc phát triển du lịch ./.
Theo kết quả cuộc họp, phía Lào sẽ phải xây dựng kế hoạch tổng thể đối với việc phát triển và quản lý khu di tích này; tiến hành thêm nhiều nghiên cứu tại Cánh đồng Chum, đặc biệt là ý nghĩa quan trọng về lịch sử, khảo cổ và văn hóa đồng thời phải nghiên cứu sâu hơn nữa về các vấn đề liên quan đến môi trường xung quanh và thiên nhiên.
Cánh đồng Chum là khu khảo cổ cự thạch rộng lớn ở tỉnh Xiêng Khoảng (bắc Lào), có niên đại từ 2500 đến 3000 năm. Khu này có hơn 2.000 chum đá, trong đó chiếc chum lớn nhất cao hơn 3 mét.
Nằm rải rác trên cao nguyên Xiêng Khoảng, các chum đá nằm từng cụm, từ một vài chiếc đến hàng trăm chiếc xung quanh dưới chân đồi hoặc ở các thung lũng vùng cao.
Hiện có rất nhiều nước và tổ chức bày tỏ mong muốn giúp Lào trong việc đề cử cánh đồng Chum thành di sản thế giới, trong đó có Australia và Pháp.
Nếu được công nhân, cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng sẽ là di sản thế giới thứ 3 của Lào sau cố đô Luông Phabang và đền Vắt Phu ở tỉnh Chămpaxắc, nam Lào.
Chính quyền tỉnh Xiêng Khoảng hy vọng, Cánh đồng Chum được công nhận nhận là di sản thế giới sẽ góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là việc phát triển du lịch ./.
Hoàng Chương/Vientiane (Vietnam+)