Ngày 15/12/2011, tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã diễn ra cuộc hội thảo "Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cấp tiểu học." Hội thảo này có sự tham dự của các thầy cô giáo, các vị phụ huynh. Ai cũng chung một nỗi lòng đau đáu muốn bù đắp, muốn giúp đỡ trẻ tự kỷ.
Trẻ tự kỷ được phép học ở lớp thường
Ngay từ tên gọi của cuộc hội thảo đã thấy có một bước chuyển quan trọng về nhận thức và "quán triệt nhận thức" của người làm thầy, của cả phụ huynh trong trường tiểu học. Thường thì giáo viên chưa coi việc quan tâm, chú ý đến trẻ tự kỷ là "chức năng, nhiệm vụ" của mình. Thế nên khi có một hội thảo "Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cấp tiểu học" là lãnh đạo ngành giáo dục chính thức thừa nhận việc có trẻ tự kỷ trong lớp, trong trường là bình thường.
Nếu suy xét kỹ thì đó cũng là một yêu cầu nâng cao chuyên môn nghiệp vụ dạy và dỗ trẻ. Tấm lòng và chữ tâm của người làm thầy sẽ sáng hơn khi trìu mến nâng đỡ và dạy dỗ trẻ tự kỷ thành công.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Tạc- Viên Khoa học giáo dục Việt Nam đã có bài thuyết trình kỹ lưỡng về việc giáo dục trẻ khuyết tật, trong đó có trẻ khuyết tật trí tuệ. Nội dung bài thuyết trình của nhà nghiên cứu này là giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở Việt Nam và trên thế giới.
Từng có lo ngại về việc trẻ tự kỷ sẽ làm ảnh hưởng đến lớp thường nhưng thực tế không phải vậy. Mà chính các lớp học sinh bình thường đã kéo trẻ tự kỷ vượt qua thử thách của chứng bệnh này. Mà điều quan trọng là phải phá bỏ khoảng cách của trẻ có khuyết tật với các học bình thường.
Theo Tiến sĩ Lê Văn Tạc, thành tựu của chúng ta là đã xây dựng mô hình Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ cần giúp đỡ, tiếc rằng ở Hà Nội chưa có Trung tâm này. Ông Tạc cũng đưa ra một giải pháp không khó thực hiện là loại phòng hỗ trợ cho trẻ có khuyết tật nằm trong trường mầm non, trường tiểu học.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh đến từ Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã có bài tham luận mang tên: "Giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập tiểu học." Bên cạnh bài thuyết trình đã được chuẩn bị, những phân tích bổ sung với đầy cảm xúc của chị Thanh đã tạo được mối đồng cảm sâu sắc trong những người tham dự.
Theo phân tích của thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh, nhiều người không biết thường có thái độ kỳ thị, xa cách với trẻ tự kỷ nhưng họ cần được hiểu rõ rằng chứng tự kỷ không hề có sự lây lan. Vì gốc của chứng bệnh này là do nguyên nhân ở bên trong não bộ, khi mối liên hệ xử lý tín hiệu kém. Nó không phải là thứ vi rút, vi khuẩn lây lan.
Về quan điểm cần có kiến thức để giúp đỡ các trẻ thiệt thòi này, thạc sĩ Thanh nêu lên những phương pháp và ví dụ thực tế: "Chúng ta cần luôn nhìn nhận trẻ tự kỷ là trẻ em như mọi trẻ bình thường. Tránh 'gán mác, gọi tên. Không phân biệt đối xử với trẻ tự kỷ."
Cũng theo thạc sĩ Thanh, có những lần chị xuống lớp, các học sinh trong lớp chạy ra khoe "Lớp con có một bạn tự kỷ, kia kìa." Chị còn thuật lại có phụ huynh đi trong sân "bị" một giáo viên hỏi: "Chị là mẹ của cháu tự kỷ phải không?" Phụ huynh đó nghẹn lời không nói được gì. Như vậy, đôi khi chỉ do vui đùa hay vô tình mà chúng ta có thể làm khổ tâm vô cùng cho người trong hoàn cảnh có con tự kỷ mà ta không biết.
Chị Thanh nói: "Bởi sự phân biệt thế mà trẻ tự kỷ càng tránh xa các bạn, trẻ tự kỷ thường lảng tránh giao tiếp khi bị phân biệt đối xử thì các con càng lảng riêng ra, lặng lẽ, càng tội nghiệp hơn." Nói đến đây trước toàn thể hội trường, chị Thanh nghẹn lời và không nén được nước mắt. Một số phụ huynh ngồi ở dưới cũng lặng lẽ khóc...
Một phụ huynh đến hội thảo chia sẻ cùng phóng viên Vietnam+, gia đình chị đành lùi lại, để con học chậm một năm nhằm tránh việc con đến lớp bị bạn bè chế giễu rồi càng "nặng" hơn. Và ở nhà, gia đình vẫn tích cực hỗ trợ dạy dỗ nên con đã hòa nhập được, khi 7 tuổi mới vào lớp 1. Chúng tôi thấy trẻ tự kỷ cần người lớn thật kiên nhẫn chứ không thể nôn nóng.
Hơn 1.000 trẻ ở Hà Nội cần giúp đỡ
Theo nghiên cứu được chia sẻ tại hội thảo, giáo viên phải hiểu được năng lực và nhu cầu của trẻ. Trong "phổ tự kỷ" với hai điểm đầu nút là nặng và nhẹ. Trong đó, số trẻ bị nặng ở mức không biết đau hoặc rối loạn hành vi không thể điều chỉnh thì cần đưa vào trường chuyên biệt. Còn thực tế chiếm tới 70-80% trẻ tự kỷ là nhẹ hoặc trung bình thì môi trường hòa nhập ở trường phổ thông là tốt nhất. Vòng tay bạn bè và sự quan tâm của thầy cô giáo sẽ giúp trẻ rất nhiều.
Các biện pháp đưa ra đã được nhiều giáo viên có mặt hưởng ứng. cụ thể như cho trẻ ngồi lên phía bàn đầu trong một lớp bình thường để trẻ nhận được nhiều sự quan tâm của cô giáo hơn. Việc tìm hiểu cần thông qua trao đổi với phụ huynh, trao đổi với giáo viên dạy lớp dưới và tìm hiểu hồ sơ của trẻ.
Ngoài tìm hiểu như nêu trên, các cô cần linh hoạt để nắm được tâm lý trẻ trong mỗi ngày, mỗi sự việc. Bởi vì theo nhiều nghiên cứu cho thấy cứ chuyển mùa, thay đổi khí hậu trẻ tự kỷ thường bẳn gắt, khó tính hơn. Đây là lúc trẻ cần cô giáo trìu mến và bạn bè quan tâm.
Cũng tại hội thảo, cách tổ chức dạy học hòa nhập cho trẻ tự kỷ cũng được bàn bạc. Diễn giả là một cô giáo có thực tế đứng lớp và đang giúp trẻ từng ngày hòa nhập. Thực tế đã chứng minh rằng nhiều trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể trở thành bình thường, hoặc có thể chậm hơn tý chút nhưng chuyển biến rất tích cực nếu được cô giáo và bạn bè ở trường phổ thông gần gũi, tôn trọng.
Theo thống kê chưa đầy đủ thì toàn thành phố Hà Nội đang có trên 1.000 trẻ tự kỷ cần hòa nhập trong trường tiểu học. Nếu công việc này làm tốt thì ngoài việc chúng ta giúp đỡ cho hơn 1.000 con người có tương lai, thì cũng không còn tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội mai ngày. Bởi thế, các em đang rất cần hòa nhập ngay hôm nay.
Tuy chỉ là một cuộc hội thảo nhưng đây lại là một hồi chuông, là cuộc vận động nhằm nhắc nhở các giáo viên tiểu học nên quan tâm hơn, yêu thương hơn với trẻ tự kỷ. Để từ đó các em có thể từng ngày tiến bộ, dần hòa nhập tiến tới mục tiêu bằng bạn bè cùng trang lứa.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Phạm Xuân Tiến,Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã khẳng định: "Chúng tôi đã quán triệt đến các nhà trường để yêu cầu các trường nắm được chủ trương hỗ trợ cho trẻ tự kỷ hòa nhập. Tuyệt đối tránh không phân biệt đối xử với trẻ tự kỷ. Theo cơ chế hiện nay thì chưa có chế độ gì cho giáo viên tham gia giáo dục trẻ tự kỷ nhưng chúng tôi sẽ tiến hành bàn bạc cụ thể để các cô giáo có thể chuyên tâm giúp trẻ hòa nhập hiệu quả nhất."/.
Trẻ tự kỷ được phép học ở lớp thường
Ngay từ tên gọi của cuộc hội thảo đã thấy có một bước chuyển quan trọng về nhận thức và "quán triệt nhận thức" của người làm thầy, của cả phụ huynh trong trường tiểu học. Thường thì giáo viên chưa coi việc quan tâm, chú ý đến trẻ tự kỷ là "chức năng, nhiệm vụ" của mình. Thế nên khi có một hội thảo "Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cấp tiểu học" là lãnh đạo ngành giáo dục chính thức thừa nhận việc có trẻ tự kỷ trong lớp, trong trường là bình thường.
Nếu suy xét kỹ thì đó cũng là một yêu cầu nâng cao chuyên môn nghiệp vụ dạy và dỗ trẻ. Tấm lòng và chữ tâm của người làm thầy sẽ sáng hơn khi trìu mến nâng đỡ và dạy dỗ trẻ tự kỷ thành công.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Tạc- Viên Khoa học giáo dục Việt Nam đã có bài thuyết trình kỹ lưỡng về việc giáo dục trẻ khuyết tật, trong đó có trẻ khuyết tật trí tuệ. Nội dung bài thuyết trình của nhà nghiên cứu này là giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở Việt Nam và trên thế giới.
Từng có lo ngại về việc trẻ tự kỷ sẽ làm ảnh hưởng đến lớp thường nhưng thực tế không phải vậy. Mà chính các lớp học sinh bình thường đã kéo trẻ tự kỷ vượt qua thử thách của chứng bệnh này. Mà điều quan trọng là phải phá bỏ khoảng cách của trẻ có khuyết tật với các học bình thường.
Theo Tiến sĩ Lê Văn Tạc, thành tựu của chúng ta là đã xây dựng mô hình Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ cần giúp đỡ, tiếc rằng ở Hà Nội chưa có Trung tâm này. Ông Tạc cũng đưa ra một giải pháp không khó thực hiện là loại phòng hỗ trợ cho trẻ có khuyết tật nằm trong trường mầm non, trường tiểu học.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh đến từ Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã có bài tham luận mang tên: "Giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập tiểu học." Bên cạnh bài thuyết trình đã được chuẩn bị, những phân tích bổ sung với đầy cảm xúc của chị Thanh đã tạo được mối đồng cảm sâu sắc trong những người tham dự.
Theo phân tích của thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh, nhiều người không biết thường có thái độ kỳ thị, xa cách với trẻ tự kỷ nhưng họ cần được hiểu rõ rằng chứng tự kỷ không hề có sự lây lan. Vì gốc của chứng bệnh này là do nguyên nhân ở bên trong não bộ, khi mối liên hệ xử lý tín hiệu kém. Nó không phải là thứ vi rút, vi khuẩn lây lan.
Về quan điểm cần có kiến thức để giúp đỡ các trẻ thiệt thòi này, thạc sĩ Thanh nêu lên những phương pháp và ví dụ thực tế: "Chúng ta cần luôn nhìn nhận trẻ tự kỷ là trẻ em như mọi trẻ bình thường. Tránh 'gán mác, gọi tên. Không phân biệt đối xử với trẻ tự kỷ."
Cũng theo thạc sĩ Thanh, có những lần chị xuống lớp, các học sinh trong lớp chạy ra khoe "Lớp con có một bạn tự kỷ, kia kìa." Chị còn thuật lại có phụ huynh đi trong sân "bị" một giáo viên hỏi: "Chị là mẹ của cháu tự kỷ phải không?" Phụ huynh đó nghẹn lời không nói được gì. Như vậy, đôi khi chỉ do vui đùa hay vô tình mà chúng ta có thể làm khổ tâm vô cùng cho người trong hoàn cảnh có con tự kỷ mà ta không biết.
Chị Thanh nói: "Bởi sự phân biệt thế mà trẻ tự kỷ càng tránh xa các bạn, trẻ tự kỷ thường lảng tránh giao tiếp khi bị phân biệt đối xử thì các con càng lảng riêng ra, lặng lẽ, càng tội nghiệp hơn." Nói đến đây trước toàn thể hội trường, chị Thanh nghẹn lời và không nén được nước mắt. Một số phụ huynh ngồi ở dưới cũng lặng lẽ khóc...
Một phụ huynh đến hội thảo chia sẻ cùng phóng viên Vietnam+, gia đình chị đành lùi lại, để con học chậm một năm nhằm tránh việc con đến lớp bị bạn bè chế giễu rồi càng "nặng" hơn. Và ở nhà, gia đình vẫn tích cực hỗ trợ dạy dỗ nên con đã hòa nhập được, khi 7 tuổi mới vào lớp 1. Chúng tôi thấy trẻ tự kỷ cần người lớn thật kiên nhẫn chứ không thể nôn nóng.
Hơn 1.000 trẻ ở Hà Nội cần giúp đỡ
Theo nghiên cứu được chia sẻ tại hội thảo, giáo viên phải hiểu được năng lực và nhu cầu của trẻ. Trong "phổ tự kỷ" với hai điểm đầu nút là nặng và nhẹ. Trong đó, số trẻ bị nặng ở mức không biết đau hoặc rối loạn hành vi không thể điều chỉnh thì cần đưa vào trường chuyên biệt. Còn thực tế chiếm tới 70-80% trẻ tự kỷ là nhẹ hoặc trung bình thì môi trường hòa nhập ở trường phổ thông là tốt nhất. Vòng tay bạn bè và sự quan tâm của thầy cô giáo sẽ giúp trẻ rất nhiều.
Các biện pháp đưa ra đã được nhiều giáo viên có mặt hưởng ứng. cụ thể như cho trẻ ngồi lên phía bàn đầu trong một lớp bình thường để trẻ nhận được nhiều sự quan tâm của cô giáo hơn. Việc tìm hiểu cần thông qua trao đổi với phụ huynh, trao đổi với giáo viên dạy lớp dưới và tìm hiểu hồ sơ của trẻ.
Ngoài tìm hiểu như nêu trên, các cô cần linh hoạt để nắm được tâm lý trẻ trong mỗi ngày, mỗi sự việc. Bởi vì theo nhiều nghiên cứu cho thấy cứ chuyển mùa, thay đổi khí hậu trẻ tự kỷ thường bẳn gắt, khó tính hơn. Đây là lúc trẻ cần cô giáo trìu mến và bạn bè quan tâm.
Cũng tại hội thảo, cách tổ chức dạy học hòa nhập cho trẻ tự kỷ cũng được bàn bạc. Diễn giả là một cô giáo có thực tế đứng lớp và đang giúp trẻ từng ngày hòa nhập. Thực tế đã chứng minh rằng nhiều trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể trở thành bình thường, hoặc có thể chậm hơn tý chút nhưng chuyển biến rất tích cực nếu được cô giáo và bạn bè ở trường phổ thông gần gũi, tôn trọng.
Theo thống kê chưa đầy đủ thì toàn thành phố Hà Nội đang có trên 1.000 trẻ tự kỷ cần hòa nhập trong trường tiểu học. Nếu công việc này làm tốt thì ngoài việc chúng ta giúp đỡ cho hơn 1.000 con người có tương lai, thì cũng không còn tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội mai ngày. Bởi thế, các em đang rất cần hòa nhập ngay hôm nay.
Tuy chỉ là một cuộc hội thảo nhưng đây lại là một hồi chuông, là cuộc vận động nhằm nhắc nhở các giáo viên tiểu học nên quan tâm hơn, yêu thương hơn với trẻ tự kỷ. Để từ đó các em có thể từng ngày tiến bộ, dần hòa nhập tiến tới mục tiêu bằng bạn bè cùng trang lứa.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Phạm Xuân Tiến,Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã khẳng định: "Chúng tôi đã quán triệt đến các nhà trường để yêu cầu các trường nắm được chủ trương hỗ trợ cho trẻ tự kỷ hòa nhập. Tuyệt đối tránh không phân biệt đối xử với trẻ tự kỷ. Theo cơ chế hiện nay thì chưa có chế độ gì cho giáo viên tham gia giáo dục trẻ tự kỷ nhưng chúng tôi sẽ tiến hành bàn bạc cụ thể để các cô giáo có thể chuyên tâm giúp trẻ hòa nhập hiệu quả nhất."/.
10 điều trẻ tự kỷ mong muốn cha mẹ và giáo viên hiểu về các em - Hành vi của con là sự giao tiếp - Đừng bao giờ giả thiết điều gì, cần cụ thể. - Xin hãy nhìn vào các vấn đề về cảm giác xem con có được thoải mái không - Hãy cho con có một chút giải lao để con có thể tự điều chỉnh bản thân. - Hãy cho con biết cha mẹ, thầy cô muốn con làm gì một cách chủ động hơn là thụ động. - Xin giữ những kỳ vọng đối với con trong chừng mực hợp lý. - Xin hãy giúp con chuyển đổi giữa các hoạt động. - Xin đừng làm căng thẳng cho những tình huống xấu trở nên tồi tệ. - Xin hãy phê bình mnột cách tế nhị. - Hãy cho con có sự lựa chọn thực sự. |
Nguyễn Anh (Vietnam+)