Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma ngày 17/4 cảnh báo Zimbabwe sẽ phải đương đầu với biến động chưa từng có, nếu nước này không sớm thực hiện tiến trình cải cách chính trị theo hướng dân chủ.
Trong thông điệp thay mặt lãnh đạo các quốc gia thuộc Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC), Tổng thống Zuma, Chủ tịch đương nhiệm của SADC, cảnh báo các nhà lãnh đạo Zimbabwe về nguy cơ xảy ra tình trạng bất ổn như ở các nước Bắc Phi, nếu tiến trình cải cách dân chủ không được đẩy nhanh tại nước này.
Trước đó, khi SADC tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Zambia đầu tháng 4 này, Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, 87 tuổi, đã từ chối tham dự hội nghị với lý do sức khỏe, đồng thời kịch liệt phản đối các quyết định của SADC liên quan đến tình hình Zimbabwe.
Ông Mugabe bị cáo buộc tiếp tục sử dụng bạo lực, vi phạm hiệp định về hòa giải, hòa hợp dân tộc đã ký với Thủ tướng Zimbabwe Morgan Tsvangirai hồi tháng 4/2009 khi thành lập chính phủ liên hiệp tại nước này.
Mới đây, ông Mugabe đã bày tỏ mong muốn hàn gắn quan hệ với các thành viên của SADC và nhận lời tham dự hội nghị cấp cao của SADC tại Namibia vào đầu tháng 5 tới để thảo luận về các vấn đề chính trị liên quan đến Zimbabwe.
Trong khi đó, Bộ hợp tác và quan hệ quốc tế Nam Phi cũng bày tỏ quan ngại về các cuộc biểu tình và bạo động đang gia tăng tại quốc gia láng giềng Swaziland.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 16/4, bộ trên cho biết Nam Phi đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến về an ninh chính trị đang xấu đi tại Swaziland, kêu gọi các đảng phái chính trị tại nước này sớm tiến hành đối thoại để tìm ra biện pháp hòa bình khả thi giải quyết tình hình bất ổn hiện nay.
Tình hình bất ổn tại Swaziland - quốc gia có chế độ quân chủ cuối cùng tại châu Phi - bùng phát từ ngày 12/4, khi trên Internet và điện thoại di động xuất hiện chiến dịch kêu gọi biểu tình đòi cải thiện đời sống xã hội, bãi bỏ lệnh cấm các đảng phái chính trị hoạt động và khôi phục quốc hội bị giải tán cách đây 38 năm.
Ngay sau đó, ngày 13/4, hơn 1.000 người đã biểu tình tại thành phố Manzini, trung tâm kinh tế lớn của Swaziland. Cảnh sát đã dùng đạn cao su và vòi rồng để giải tán các cuộc biểu tình. Một số người biểu tình đã bị bắt giữ./.
Trong thông điệp thay mặt lãnh đạo các quốc gia thuộc Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC), Tổng thống Zuma, Chủ tịch đương nhiệm của SADC, cảnh báo các nhà lãnh đạo Zimbabwe về nguy cơ xảy ra tình trạng bất ổn như ở các nước Bắc Phi, nếu tiến trình cải cách dân chủ không được đẩy nhanh tại nước này.
Trước đó, khi SADC tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Zambia đầu tháng 4 này, Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, 87 tuổi, đã từ chối tham dự hội nghị với lý do sức khỏe, đồng thời kịch liệt phản đối các quyết định của SADC liên quan đến tình hình Zimbabwe.
Ông Mugabe bị cáo buộc tiếp tục sử dụng bạo lực, vi phạm hiệp định về hòa giải, hòa hợp dân tộc đã ký với Thủ tướng Zimbabwe Morgan Tsvangirai hồi tháng 4/2009 khi thành lập chính phủ liên hiệp tại nước này.
Mới đây, ông Mugabe đã bày tỏ mong muốn hàn gắn quan hệ với các thành viên của SADC và nhận lời tham dự hội nghị cấp cao của SADC tại Namibia vào đầu tháng 5 tới để thảo luận về các vấn đề chính trị liên quan đến Zimbabwe.
Trong khi đó, Bộ hợp tác và quan hệ quốc tế Nam Phi cũng bày tỏ quan ngại về các cuộc biểu tình và bạo động đang gia tăng tại quốc gia láng giềng Swaziland.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 16/4, bộ trên cho biết Nam Phi đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến về an ninh chính trị đang xấu đi tại Swaziland, kêu gọi các đảng phái chính trị tại nước này sớm tiến hành đối thoại để tìm ra biện pháp hòa bình khả thi giải quyết tình hình bất ổn hiện nay.
Tình hình bất ổn tại Swaziland - quốc gia có chế độ quân chủ cuối cùng tại châu Phi - bùng phát từ ngày 12/4, khi trên Internet và điện thoại di động xuất hiện chiến dịch kêu gọi biểu tình đòi cải thiện đời sống xã hội, bãi bỏ lệnh cấm các đảng phái chính trị hoạt động và khôi phục quốc hội bị giải tán cách đây 38 năm.
Ngay sau đó, ngày 13/4, hơn 1.000 người đã biểu tình tại thành phố Manzini, trung tâm kinh tế lớn của Swaziland. Cảnh sát đã dùng đạn cao su và vòi rồng để giải tán các cuộc biểu tình. Một số người biểu tình đã bị bắt giữ./.
(TTXVN/Vietnam+)