Theo ông Trần Xuân Lại, Chi cục trưởng chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tỉnh Nam Định, tảo độc xuất hiện tại các vùng nuôi ngao của tỉnh với tỷ lệ vượt quá giới hạn tối đa cho phép (100.000 tế bào/lít nước).
Ở các vùng nuôi tại huyện Giao Thủy mật độ tảo là 145.000 tế bào/lít nước, ở Nghĩa Hưng mật độ lên tới trên 150.000 tế bào/lít nước.
Trước tình hình trên, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định yêu cầu Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Phòng nông nghiệp hai huyện trên theo dõi chặt, lấy mẫu nước, mẫu nhuyễn thể ngao với tần suất ba ngày lấy một lần, đồng thời tăng gấp đôi điểm lấy mẫu để giám sát sự biến động của tảo độc.
Nam Định cũng khuyến cáo các cơ sở khai thác thủy sản và người nuôi tạm ngừng thu hoạch ngao. Nếu thu hoạch phải nuôi lưu trong vòng từ 8-12 tiếng để ngao nhả nhớt, nhả tảo độc trước khi xuất bán.
Cũng theo ông Lại, Nam Định đang phối hợp với Cục quản lý chất lượng thủy sản và Trung tâm quản lý chất lượng vùng 1 tiến hành theo dõi biến động của môi trường, tảo; tổ chức lấy mẫu hai đợt gửi đi xét nghiệm; đồng thời xem xét việc thực hiện các "biện pháp cứng" tại các vùng nuôi nếu mật độ tảo độc tiếp tục tăng trong thời gian tới nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, chưa năm nào tảo độc lại xuất hiện nhiều như năm nay. Cùng với mật độ lớn, diện xuất hiện của tảo độc cũng khá rộng, kéo dài trên các vùng biển từ Tiền Hải (Thái Bình) đến Nghĩa Hưng (Nam Định). Riêng ở Nam Định, vùng nuôi ngao có tảo độc vượt quá giới hạn cho phép ước lên tới trên 5.000 ha, tập trung ở xã Nam Điền, thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng); xã Giao Xuân, Giao Hải (Giao Thủy)./.
Ở các vùng nuôi tại huyện Giao Thủy mật độ tảo là 145.000 tế bào/lít nước, ở Nghĩa Hưng mật độ lên tới trên 150.000 tế bào/lít nước.
Trước tình hình trên, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định yêu cầu Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Phòng nông nghiệp hai huyện trên theo dõi chặt, lấy mẫu nước, mẫu nhuyễn thể ngao với tần suất ba ngày lấy một lần, đồng thời tăng gấp đôi điểm lấy mẫu để giám sát sự biến động của tảo độc.
Nam Định cũng khuyến cáo các cơ sở khai thác thủy sản và người nuôi tạm ngừng thu hoạch ngao. Nếu thu hoạch phải nuôi lưu trong vòng từ 8-12 tiếng để ngao nhả nhớt, nhả tảo độc trước khi xuất bán.
Cũng theo ông Lại, Nam Định đang phối hợp với Cục quản lý chất lượng thủy sản và Trung tâm quản lý chất lượng vùng 1 tiến hành theo dõi biến động của môi trường, tảo; tổ chức lấy mẫu hai đợt gửi đi xét nghiệm; đồng thời xem xét việc thực hiện các "biện pháp cứng" tại các vùng nuôi nếu mật độ tảo độc tiếp tục tăng trong thời gian tới nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, chưa năm nào tảo độc lại xuất hiện nhiều như năm nay. Cùng với mật độ lớn, diện xuất hiện của tảo độc cũng khá rộng, kéo dài trên các vùng biển từ Tiền Hải (Thái Bình) đến Nghĩa Hưng (Nam Định). Riêng ở Nam Định, vùng nuôi ngao có tảo độc vượt quá giới hạn cho phép ước lên tới trên 5.000 ha, tập trung ở xã Nam Điền, thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng); xã Giao Xuân, Giao Hải (Giao Thủy)./.
Mỹ Bình (TTXVN/Vietnam+)