Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner ngày 3/3 đã đưa ra tuyên bố cho rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, nền kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi và phải đối mặt với nhiều thách thức cũng như nguy cơ trong giai đoạn ngắn hạn.
Phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Quan hệ đối ngoại của Thượng viện Mỹ, người đứng đầu ngành tài chính Mỹ nêu rõ nền kinh tế thế giới đang phục hồi với các tốc độ khác nhau, các thị trường đang nổi lên tiếp tục là đầu tăng trưởng trong khi tốc độ phục hồi của các nền kinh tế phát triển chậm hơn.
Bộ trưởng Geithner dẫn dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nêu rõ trong năm 2011 này, các nền kinh tế đang nổi lên có thể đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,5%, trong khi con số này ở châu Âu và Nhật Bản chỉ là 1,5%. Theo ông, đà phục hồi của Mỹ - nền kinh tế số một thế giới - đứng ở giữa khi tăng trưởng và nguy cơ lạm phát ở mức vừa phải song tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao (hiện khoảng 9%).
Bộ trưởng Tài chính Mỹ nêu rõ nền kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều đang đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức lớn. Trước tiên đó là những diễn biến phức tạp trên chính trường nhiều nước khu vực Bắc Phi như Ai Cập và Libya hiện nay đã gây ra những tác động tiêu cực nhất định.
Thứ hai, đó là cuộc khủng hoảng nợ công chưa tìm được lối thoát tại các quốc gia châu Âu. Thách thức thứ ba, theo ông Geithner, đó là các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn nhất như Trung Quốc và Ấn Độ đang phải đối mặt với những sức ép bất thường liên quan tới tốc độ tăng trưởng cao cùng với lạm phát "phi mã."
Tiếp đến, giá các loại hàng hóa gia tăng, bao gồm cả giá lương thực và dầu mỏ, đang gây khó khăn cho nhiều khu vực trên thế giới. Và thách thức cuối cùng, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng đó là sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế thế giới vào khả năng thực hiện các cuộc cải cách tại các nước phát triển nhằm khôi phục nền tảng tài chính bền vững.
Về những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới hiện nay liên quan tới tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, Bộ trưởng Geithner đã bác bỏ nguy cơ khan hiếm nguồn cung mặt hàng chiến lược này trong thời gian tới có thể làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế thế giới. Ông tuyên bố các nước giàu sẽ mở kho dự trữ chiến lược của mình trong trường hợp cần thiết để đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn.
Liên quan vấn đề này, các chuyên gia thuộc tập đoàn tài chính Goldman Sachs của Mỹ ngày 3/3 cho rằng giá dầu tăng vọt đã đột ngột phủ bóng đen lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng chỉ một "cơn bão" cực lớn mới có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Mặc dù giá dầu ngày 2/3 đã tăng lên 116 USD/thùng do tình hình bất ổn tại Libya, nhưng các tính toán của Goldman Sachs cho thấy mức giá dầu này là phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hiện đạt mức tăng gần 6% trong quý I/2011, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu khoảng 4% trước khủng hoảng.
Hai nhà kinh tế Kevin Daly và Stacy Carlson thuộc Goldman Sachs nêu rõ điều khiến giá dầu trở nên được chú ý như vậy là nó trùng với việc các thị trường cổ phiếu điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng tương lai do giá dầu cao hơn và những căng thẳng ở Trung Đông và Bắc Phi./.
Phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Quan hệ đối ngoại của Thượng viện Mỹ, người đứng đầu ngành tài chính Mỹ nêu rõ nền kinh tế thế giới đang phục hồi với các tốc độ khác nhau, các thị trường đang nổi lên tiếp tục là đầu tăng trưởng trong khi tốc độ phục hồi của các nền kinh tế phát triển chậm hơn.
Bộ trưởng Geithner dẫn dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nêu rõ trong năm 2011 này, các nền kinh tế đang nổi lên có thể đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,5%, trong khi con số này ở châu Âu và Nhật Bản chỉ là 1,5%. Theo ông, đà phục hồi của Mỹ - nền kinh tế số một thế giới - đứng ở giữa khi tăng trưởng và nguy cơ lạm phát ở mức vừa phải song tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao (hiện khoảng 9%).
Bộ trưởng Tài chính Mỹ nêu rõ nền kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều đang đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức lớn. Trước tiên đó là những diễn biến phức tạp trên chính trường nhiều nước khu vực Bắc Phi như Ai Cập và Libya hiện nay đã gây ra những tác động tiêu cực nhất định.
Thứ hai, đó là cuộc khủng hoảng nợ công chưa tìm được lối thoát tại các quốc gia châu Âu. Thách thức thứ ba, theo ông Geithner, đó là các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn nhất như Trung Quốc và Ấn Độ đang phải đối mặt với những sức ép bất thường liên quan tới tốc độ tăng trưởng cao cùng với lạm phát "phi mã."
Tiếp đến, giá các loại hàng hóa gia tăng, bao gồm cả giá lương thực và dầu mỏ, đang gây khó khăn cho nhiều khu vực trên thế giới. Và thách thức cuối cùng, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng đó là sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế thế giới vào khả năng thực hiện các cuộc cải cách tại các nước phát triển nhằm khôi phục nền tảng tài chính bền vững.
Về những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới hiện nay liên quan tới tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, Bộ trưởng Geithner đã bác bỏ nguy cơ khan hiếm nguồn cung mặt hàng chiến lược này trong thời gian tới có thể làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế thế giới. Ông tuyên bố các nước giàu sẽ mở kho dự trữ chiến lược của mình trong trường hợp cần thiết để đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn.
Liên quan vấn đề này, các chuyên gia thuộc tập đoàn tài chính Goldman Sachs của Mỹ ngày 3/3 cho rằng giá dầu tăng vọt đã đột ngột phủ bóng đen lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng chỉ một "cơn bão" cực lớn mới có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Mặc dù giá dầu ngày 2/3 đã tăng lên 116 USD/thùng do tình hình bất ổn tại Libya, nhưng các tính toán của Goldman Sachs cho thấy mức giá dầu này là phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hiện đạt mức tăng gần 6% trong quý I/2011, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu khoảng 4% trước khủng hoảng.
Hai nhà kinh tế Kevin Daly và Stacy Carlson thuộc Goldman Sachs nêu rõ điều khiến giá dầu trở nên được chú ý như vậy là nó trùng với việc các thị trường cổ phiếu điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng tương lai do giá dầu cao hơn và những căng thẳng ở Trung Đông và Bắc Phi./.
(TTXVN/Vietnam+)