Ngày 14/9, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm cho biết tính đến ngày 8/9, trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố trong cả nước đã ghi nhận 6 vụ ngộ độc do độc tố trong cóc (bufalotoxin) làm 5 người tử vong, 13 người nhập viện và 17 người điều trị tại gia đình.
Cóc là động vật lưỡng cư và được sử dụng từ lâu tại Việt Nam như một món ăn bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, thịt cóc và các bộ phận của cóc còn ẩn chứa nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng người tiêu dùng.
Ngộ độc do sử dụng thịt cóc không đảm bảo, do sử dụng những phần chứa độc tố cóc như nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), trong gan cóc và trong buồng trứng cóc đã được cảnh báo, khuyến cáo dưới nhiều hình thức nhưng vẫn gây nhiều ca tử vong thương tâm
Trước diễn biến các vụ ngộ độc do sử dụng cóc có chiều hướng gia tăng và gây tử vong, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mạo hiểm tính mạng để thử nghiệm độc tố cóc có trong gan, mật, cóc sống vì bất cứ mục đích nào đó theo kinh nghiệm dân gian hay theo thông tin truyền miệng.
Người dân chỉ nên sử dụng những sản phẩm của cóc đã qua chế biến dưới dạng thực phẩm, thuốc đã được các cơ quan chức năng cho phép lưu hành.
Đặc biệt, khi sử dụng thịt cóc để ăn cần loại bỏ cóc tía (cóc có mắt mầu đỏ), làm thịt cóc theo đúng quy trình (cắt bỏ đầu dưới hai tuyến mang tai, chặt 4 bàn chân, lột da trong chậu nước, khoét bỏ hậu môn, loại bỏ hết ruột, trứng, gan, mật, rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước sạch), chỉ lấy thịt, xương để chế biến thành thực phẩm./.
Cóc là động vật lưỡng cư và được sử dụng từ lâu tại Việt Nam như một món ăn bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, thịt cóc và các bộ phận của cóc còn ẩn chứa nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng người tiêu dùng.
Ngộ độc do sử dụng thịt cóc không đảm bảo, do sử dụng những phần chứa độc tố cóc như nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), trong gan cóc và trong buồng trứng cóc đã được cảnh báo, khuyến cáo dưới nhiều hình thức nhưng vẫn gây nhiều ca tử vong thương tâm
Trước diễn biến các vụ ngộ độc do sử dụng cóc có chiều hướng gia tăng và gây tử vong, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mạo hiểm tính mạng để thử nghiệm độc tố cóc có trong gan, mật, cóc sống vì bất cứ mục đích nào đó theo kinh nghiệm dân gian hay theo thông tin truyền miệng.
Người dân chỉ nên sử dụng những sản phẩm của cóc đã qua chế biến dưới dạng thực phẩm, thuốc đã được các cơ quan chức năng cho phép lưu hành.
Đặc biệt, khi sử dụng thịt cóc để ăn cần loại bỏ cóc tía (cóc có mắt mầu đỏ), làm thịt cóc theo đúng quy trình (cắt bỏ đầu dưới hai tuyến mang tai, chặt 4 bàn chân, lột da trong chậu nước, khoét bỏ hậu môn, loại bỏ hết ruột, trứng, gan, mật, rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước sạch), chỉ lấy thịt, xương để chế biến thành thực phẩm./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)