Bụi và các chất ô nhiễm từ châu Á - đang "chu du" qua đại dương tới Bắc Mỹ vàgây ô nhiễm bầu không khí ở khu vực này, có thể khiến tác động của biến đổi khíhậu trở nên nghiêm trọng hơn.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đưa ra lời cảnh báo trên trong nghiêncứu đăng trên tạp chí Khoa học ngày 2/8.
Nghiên cứu của cơ quan trên cho biết khoảng một nửa khối lượng bụi ở Mỹ vàCanada có "xuất xứ" từ các nước bên ngoài khu vực Bắc Mỹ, trong đó phần lớn làbụi được hình thành tự nhiên trong không khí chứ không phải bụi từ các hoạt độngkhai thác khoáng sản.
Có tới 64 triệu tấn bụi và các chất ô nhiễm khác từ châu Á "vượt" đại dươngtới Bắc Mỹ mỗi năm. Con số này là một thực tế đáng lo ngại khi tổng khối lượngbụi - bao gồm cả bụi tự nhiên và khói bụi từ các phương tiện giao thông và hoạtđộng sản xuất công nghiệp, của khu vực Bắc Mỹ là 69 triệu tấn.
Theo NASA, số bụi "được nhập khẩu" từ châu Á này có thể gây hại tới môitrường do nó hấp thu tia bức xạ từ Mặt Trời, làm biến đổi sự hình thành của cácđám mây và đẩy nhanh tốc độ tan băng tuyết ở các vùng núi phía Tây nước Mỹ.
Biến đổi khí hậu dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng bấtthường, hạn hán và sa mạc hóa khiến tác hại của ô nhiễm bụi phát tác rộng vànhanh hơn. Do đó, nỗ lực hạn chế ô nhiễm môi trường của riêng Mỹ và Canada làkhông đủ, mà đòi hỏi tất cả các nước cần hợp tác nhằm hạn chế thải các chất gâyô nhiễm ra môi trường.
Nghiên cứu được NASA thực hiện dựa trên phân tích các dữ liệu thu được từ mộtvệ tinh môi trường hợp tác giữa Mỹ và Pháp mang tên CALIPSO. Theo các chuyêngia, đây là một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu cách các hạt bụi dichuyển trên bề mặt Trái Đất và tác động tới biến đổi khí hậu và chất lượng khôngkhí./.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đưa ra lời cảnh báo trên trong nghiêncứu đăng trên tạp chí Khoa học ngày 2/8.
Nghiên cứu của cơ quan trên cho biết khoảng một nửa khối lượng bụi ở Mỹ vàCanada có "xuất xứ" từ các nước bên ngoài khu vực Bắc Mỹ, trong đó phần lớn làbụi được hình thành tự nhiên trong không khí chứ không phải bụi từ các hoạt độngkhai thác khoáng sản.
Có tới 64 triệu tấn bụi và các chất ô nhiễm khác từ châu Á "vượt" đại dươngtới Bắc Mỹ mỗi năm. Con số này là một thực tế đáng lo ngại khi tổng khối lượngbụi - bao gồm cả bụi tự nhiên và khói bụi từ các phương tiện giao thông và hoạtđộng sản xuất công nghiệp, của khu vực Bắc Mỹ là 69 triệu tấn.
Theo NASA, số bụi "được nhập khẩu" từ châu Á này có thể gây hại tới môitrường do nó hấp thu tia bức xạ từ Mặt Trời, làm biến đổi sự hình thành của cácđám mây và đẩy nhanh tốc độ tan băng tuyết ở các vùng núi phía Tây nước Mỹ.
Biến đổi khí hậu dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng bấtthường, hạn hán và sa mạc hóa khiến tác hại của ô nhiễm bụi phát tác rộng vànhanh hơn. Do đó, nỗ lực hạn chế ô nhiễm môi trường của riêng Mỹ và Canada làkhông đủ, mà đòi hỏi tất cả các nước cần hợp tác nhằm hạn chế thải các chất gâyô nhiễm ra môi trường.
Nghiên cứu được NASA thực hiện dựa trên phân tích các dữ liệu thu được từ mộtvệ tinh môi trường hợp tác giữa Mỹ và Pháp mang tên CALIPSO. Theo các chuyêngia, đây là một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu cách các hạt bụi dichuyển trên bề mặt Trái Đất và tác động tới biến đổi khí hậu và chất lượng khôngkhí./.
(TTXVN)