Ngày 2/6, Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL), ông Kofi Annan đã lên tiếng cảnh báo Syria đang rơi vào một cuộc nội chiến "trên toàn đất nước," đồng thời nhắc lại lời kêu gọi các bên liên quan tiếp tục tiến hành đối thoại cũng như thực thi một lệnh ngừng bắn.
Phát biểu trong cuộc họp về Syria của các thành viên AL diễn ra tại thủ đô Doha của Qatar, ông Annan khẳng định bóng ma của một cuộc nội chiến “trên toàn đất nước” giữa các phe phái tại Syria với quy mô đáng báo động đang lớn lên từng ngày.
Hiện Liên hợp quốc đã triển khai 291 quan sát viên quân sự và hơn 90 nhân viên dân sự làm nhiệm vụ tại Syria. Những người này có thể đi lại tự do và cung cấp các báo cáo khách quan cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực vẫn chưa chấm dứt và tiến trình chính trị cho một sự chuyển giao quyền lực nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân Syria khởi động chậm chạp.
Cũng tại cuộc họp này, Đặc phái viên chung Annan đã chỉ trích và lên án vụ thảm sát tại làng Houla hồi tuần trước làm hơn 108 người thiệt mạng. Ông nhấn mạnh vụ thảm sát trẻ em, phụ nữ và đàn ông tại Houla là một tội ác khủng khiếp. Hội đồng Bảo an và Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc đã kêu gọi tiến hành điều tra vụ thảm sát nghiêm trọng này.
[Tổng thống Nga cảnh báo nguy cơ nội chiến Syria]
Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Qatar Sheikh Hamad bin Jassim Al-Thani đã hối thúc Đặc phái viên chung Annan nên đặt ra một giới hạn thời gian cho sứ mệnh của ông tại Syria, đồng thời kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chiểu kế hoạch của ông Annan theo chương bảy của Hiến chương Liên hợp quốc để cân nhắc khả năng cho phép can thiệp quân sự vào Syria.
Cũng trong ngày 2/6, Đại diện của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HRC), ông Aleksei Borodavkin tuyên bố Mátxcơva kịch liệt lên án tội ác tại làng Houla ở Syria. Tuy nhiên, nước này phản đối việc sử dụng HRC để thổi phồng tình hình căng thẳng xung quanh tiến trình giải quyết vấn đề Syria.
Ông Borodavkin đã giải thích lý do tại sao Nga bỏ phiếu chống nghị quyết đã được thảo luận tại phiên họp đặc biệt của HRC vì ông cho rằng văn kiện này "không cân bằng, thiên vị và có một số đánh giá một chiều." Nhà ngoại giao Nga cho rằng nội dung văn kiện đã vượt ra ngoài phạm vi thẩm quyền của HRC.
Trước đó, ngày 1/6, HRC đã bỏ phiếu lên án Chính phủ Syria về vụ thảm sát tại làng Houla, đồng thời kêu gọi tổ chức cuộc điều tra quốc tế độc lập về thảm kịch này./.
Phát biểu trong cuộc họp về Syria của các thành viên AL diễn ra tại thủ đô Doha của Qatar, ông Annan khẳng định bóng ma của một cuộc nội chiến “trên toàn đất nước” giữa các phe phái tại Syria với quy mô đáng báo động đang lớn lên từng ngày.
Hiện Liên hợp quốc đã triển khai 291 quan sát viên quân sự và hơn 90 nhân viên dân sự làm nhiệm vụ tại Syria. Những người này có thể đi lại tự do và cung cấp các báo cáo khách quan cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực vẫn chưa chấm dứt và tiến trình chính trị cho một sự chuyển giao quyền lực nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân Syria khởi động chậm chạp.
Cũng tại cuộc họp này, Đặc phái viên chung Annan đã chỉ trích và lên án vụ thảm sát tại làng Houla hồi tuần trước làm hơn 108 người thiệt mạng. Ông nhấn mạnh vụ thảm sát trẻ em, phụ nữ và đàn ông tại Houla là một tội ác khủng khiếp. Hội đồng Bảo an và Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc đã kêu gọi tiến hành điều tra vụ thảm sát nghiêm trọng này.
[Tổng thống Nga cảnh báo nguy cơ nội chiến Syria]
Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Qatar Sheikh Hamad bin Jassim Al-Thani đã hối thúc Đặc phái viên chung Annan nên đặt ra một giới hạn thời gian cho sứ mệnh của ông tại Syria, đồng thời kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chiểu kế hoạch của ông Annan theo chương bảy của Hiến chương Liên hợp quốc để cân nhắc khả năng cho phép can thiệp quân sự vào Syria.
Cũng trong ngày 2/6, Đại diện của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HRC), ông Aleksei Borodavkin tuyên bố Mátxcơva kịch liệt lên án tội ác tại làng Houla ở Syria. Tuy nhiên, nước này phản đối việc sử dụng HRC để thổi phồng tình hình căng thẳng xung quanh tiến trình giải quyết vấn đề Syria.
Ông Borodavkin đã giải thích lý do tại sao Nga bỏ phiếu chống nghị quyết đã được thảo luận tại phiên họp đặc biệt của HRC vì ông cho rằng văn kiện này "không cân bằng, thiên vị và có một số đánh giá một chiều." Nhà ngoại giao Nga cho rằng nội dung văn kiện đã vượt ra ngoài phạm vi thẩm quyền của HRC.
Trước đó, ngày 1/6, HRC đã bỏ phiếu lên án Chính phủ Syria về vụ thảm sát tại làng Houla, đồng thời kêu gọi tổ chức cuộc điều tra quốc tế độc lập về thảm kịch này./.
(TTXVN)