Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Trần Quang Trung vừa đưa ra lời cảnh báo người dân về tình trạng ngộ độc nấm trong thời gian tới nhất là mùa Đông và mùa Xuân.
Theo thông tin từ Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế), trong ba tháng vừa qua, cả nước đã xảy ra 67 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 2.300 người mắc, hơn 2.200 người đi viện và đã có 15 trường hợp tử vong.
Trong đó, tử vong do ngộ độc rượu chiếm tỷ lệ 27% (4/15 người chết). Đứng thứ hai là ngộ độc nấm, chiếm tỷ lệ 20% (3 người chết) và đứng thứ ba là do ngộ độc do sử dụng thịt cóc (hai người chết).
Đáng lưu ý, số vụ ngộ độc nấm xảy ra ít, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao. Điển hình như thời gian vừa qua, tại tỉnh Lai Châu đã xảy ra một vụ ngộ độc nấm độc làm 3 người chết.
Nguyên nhân là do nhiều người dân thiếu hiểu biết về nhận biết các loại nấm độc mọc ở quanh vườn nhà, ở rừng nên hái về ăn dẫn đến tình trạng này.
Ông Trung cho hay, các vụ ngộ độc nấm xảy ra rải rác ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngộ độc nấm rất đa dạng, cùng một loại nấm, người dân hôm qua ăn có thể không bị sao, nhưng hôm sau loại nấm đó mọc trên môi trường không chuẩn sẽ gây ra ngộ độc chết người.
Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia về an toàn thực phẩm khuyến cáo người dân khi khai thác và sử dụng nấm mọc tự nhiên chỉ sử dụng khi biết chắc chắn là nấm ăn được; kiểm tra, xác định nấm thật kỹ trước khi chế biến thành món ăn; phải kiên quyết loại bỏ nấm lạ; tuyệt đối không ăn thử nấm vì nếu là nấm độc có thể gây chết người.
Người dân không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm (đối với nấm tán) vì lúc đó chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của chúng nên không xác định được rõ loài; không nên ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, phát sáng vào ban đêm.
Trong trường hợp khi bị ngộ độc nấm thì cần đưa người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời./.
Theo thông tin từ Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế), trong ba tháng vừa qua, cả nước đã xảy ra 67 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 2.300 người mắc, hơn 2.200 người đi viện và đã có 15 trường hợp tử vong.
Trong đó, tử vong do ngộ độc rượu chiếm tỷ lệ 27% (4/15 người chết). Đứng thứ hai là ngộ độc nấm, chiếm tỷ lệ 20% (3 người chết) và đứng thứ ba là do ngộ độc do sử dụng thịt cóc (hai người chết).
Đáng lưu ý, số vụ ngộ độc nấm xảy ra ít, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao. Điển hình như thời gian vừa qua, tại tỉnh Lai Châu đã xảy ra một vụ ngộ độc nấm độc làm 3 người chết.
Nguyên nhân là do nhiều người dân thiếu hiểu biết về nhận biết các loại nấm độc mọc ở quanh vườn nhà, ở rừng nên hái về ăn dẫn đến tình trạng này.
Ông Trung cho hay, các vụ ngộ độc nấm xảy ra rải rác ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngộ độc nấm rất đa dạng, cùng một loại nấm, người dân hôm qua ăn có thể không bị sao, nhưng hôm sau loại nấm đó mọc trên môi trường không chuẩn sẽ gây ra ngộ độc chết người.
Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia về an toàn thực phẩm khuyến cáo người dân khi khai thác và sử dụng nấm mọc tự nhiên chỉ sử dụng khi biết chắc chắn là nấm ăn được; kiểm tra, xác định nấm thật kỹ trước khi chế biến thành món ăn; phải kiên quyết loại bỏ nấm lạ; tuyệt đối không ăn thử nấm vì nếu là nấm độc có thể gây chết người.
Người dân không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm (đối với nấm tán) vì lúc đó chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của chúng nên không xác định được rõ loài; không nên ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, phát sáng vào ban đêm.
Trong trường hợp khi bị ngộ độc nấm thì cần đưa người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời./.
Thùy Giang (Vietnam+)