Gọi điện đến số máy cố định, đối tượng cho bị hại nghe tiếng kêu cứu giả giọng thân nhân rồi yêu cầu gia đình phải chuyển tiền cho mình qua tài khoản hoặc đến một điểm hẹn nào đó. Do tin người nhà mình bị bắt thật, khá nhiều gia đình tại Hà Nội đã mắc lừa.
Phòng Cảnh sát hình sự vừa cho hay, từ đầu tháng 6 đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 6 vụ lừa đảo bằng thủ đoạn nói trên. Điển hình nhất là sự việc xảy ra vào 10 giờ sáng ngày hôm qua, 1/7, chị Lê Thị Thuý Hoài (nhà ở quận Đống Đa) đang làm việc tại cơ quan thì nhận được điện thoại với nội dung đe doạ đang bắt giữ chồng chị vì chồng chị nợ chúng 200 triệu đồng.
Ngay sau đó đối tượng bắt chị giao cho chúng 50 triệu đồng thì sẽ thả người. Chị Hoài tin nên đã đi sang bến xe Gia Lâm để đưa tiền, tuy nhiên sau khi giao tiền xong, gọi điện cho chồng chị thì mới biết mình bị lừa.
[Hải Phòng điều tra một vụ bắt cóc trẻ em rất táo tợn]
Cũng với thủ đoạn trên, các đối tượng đã thực hiện liên tiếp 5 vụ lừa đảo khác, trong đó có 2 vụ việc người bị hại đã bình tĩnh xác minh thông tin nên đã không mắc bẫy.
Để phòng ngừa không để xảy ra các vụ án với thủ đoạn trên, Giám đốc công an thành phố Hà Nội khuyến cáo: Khi nhận điện thoại với nội dung nặc danh, tống tiền, mọi người chú ý bình tĩnh để kiểm tra thông tin, đồng thời thông báo ngay với cơ quan công an để có biện pháp xử lý.
Mọi người dân khi phát hiện các vụ việc có dấu hiệu như trên có thể thông báo đến phòng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Nội theo đường dây nóng số: 04. 39. 61. 34 hoặc theo số: 0977. 55. 66. 66./.
Phòng Cảnh sát hình sự vừa cho hay, từ đầu tháng 6 đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 6 vụ lừa đảo bằng thủ đoạn nói trên. Điển hình nhất là sự việc xảy ra vào 10 giờ sáng ngày hôm qua, 1/7, chị Lê Thị Thuý Hoài (nhà ở quận Đống Đa) đang làm việc tại cơ quan thì nhận được điện thoại với nội dung đe doạ đang bắt giữ chồng chị vì chồng chị nợ chúng 200 triệu đồng.
Ngay sau đó đối tượng bắt chị giao cho chúng 50 triệu đồng thì sẽ thả người. Chị Hoài tin nên đã đi sang bến xe Gia Lâm để đưa tiền, tuy nhiên sau khi giao tiền xong, gọi điện cho chồng chị thì mới biết mình bị lừa.
[Hải Phòng điều tra một vụ bắt cóc trẻ em rất táo tợn]
Cũng với thủ đoạn trên, các đối tượng đã thực hiện liên tiếp 5 vụ lừa đảo khác, trong đó có 2 vụ việc người bị hại đã bình tĩnh xác minh thông tin nên đã không mắc bẫy.
Để phòng ngừa không để xảy ra các vụ án với thủ đoạn trên, Giám đốc công an thành phố Hà Nội khuyến cáo: Khi nhận điện thoại với nội dung nặc danh, tống tiền, mọi người chú ý bình tĩnh để kiểm tra thông tin, đồng thời thông báo ngay với cơ quan công an để có biện pháp xử lý.
Mọi người dân khi phát hiện các vụ việc có dấu hiệu như trên có thể thông báo đến phòng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Nội theo đường dây nóng số: 04. 39. 61. 34 hoặc theo số: 0977. 55. 66. 66./.
Sơn Bách (Vietnam+)