Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 10/4, Chủ tịch tổ chức “Các bác sỹ quốc tế ngăn chặn chiến tranh hạt nhân,” Ronald McCoy, chủ nhân Giải Nobel Hòa bình năm 1985, đã cảnh báo nghịch lý của kỷ nguyên hạt nhân là con người càng nỗ lực giành quyền lực và an ninh quân sự thông qua vũ khí hạt nhân, thì mục tiêu an ninh càng xa vời.
Ông Ronald McCoy cho rằng để tồn tại trong thế giới đương đại đầy những thách thức môi trường và nguy cơ chiến tranh hạt nhân, nhân loại cần phải học lại những bài học của quá khứ và tích cực thúc đẩy tiến tới tương lai an ninh chung.
Nguy cơ không thể tưởng tượng được về sự tự hủy diệt trên quy mô toàn cầu do chiến tranh hạt nhân hoặc biến đổi khí hậu là thách thức đạo đức của thế giới đương đại. Ưu tiên lớn nhất cho tương lai là đảm bảo có tương lai.
Vị chủ nhân Giải Nobel Hòa bình này nêu rõ rằng hiểm họa chiến tranh hạt nhân và biến đổi khí hậu là 2 mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của nhân loại và hành tinh. Trong khi biến đổi khí hậu đã rõ ràng và không thể phủ nhận, mối đe dọa chiến tranh hạt nhân vẫn trừu tượng và nhiều nhà lãnh đạo thế giới vẫn tìm cách giải quyết xung đột bằng chiến tranh hạt nhân.
Hai mươi năm sau Chiến tranh lạnh, Mỹ và Nga vẫn còn hơn 20.000 đầu đạn hạt nhân. Tuy cả Mỹ và Nga đều cam kết giảm số lượng vũ khí hạt nhân tầm xa xuống 1.550 đầu đạn vào năm 2018, nhưng số nước trên thế giới đang tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng tăng lên.
Theo ông McCoy, xử lý hai mối đe dọa này cần ý chí chính trị rất cao của các chính phủ nhằm ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và biến đổi khí hậu./.
Ông Ronald McCoy cho rằng để tồn tại trong thế giới đương đại đầy những thách thức môi trường và nguy cơ chiến tranh hạt nhân, nhân loại cần phải học lại những bài học của quá khứ và tích cực thúc đẩy tiến tới tương lai an ninh chung.
Nguy cơ không thể tưởng tượng được về sự tự hủy diệt trên quy mô toàn cầu do chiến tranh hạt nhân hoặc biến đổi khí hậu là thách thức đạo đức của thế giới đương đại. Ưu tiên lớn nhất cho tương lai là đảm bảo có tương lai.
Vị chủ nhân Giải Nobel Hòa bình này nêu rõ rằng hiểm họa chiến tranh hạt nhân và biến đổi khí hậu là 2 mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của nhân loại và hành tinh. Trong khi biến đổi khí hậu đã rõ ràng và không thể phủ nhận, mối đe dọa chiến tranh hạt nhân vẫn trừu tượng và nhiều nhà lãnh đạo thế giới vẫn tìm cách giải quyết xung đột bằng chiến tranh hạt nhân.
Hai mươi năm sau Chiến tranh lạnh, Mỹ và Nga vẫn còn hơn 20.000 đầu đạn hạt nhân. Tuy cả Mỹ và Nga đều cam kết giảm số lượng vũ khí hạt nhân tầm xa xuống 1.550 đầu đạn vào năm 2018, nhưng số nước trên thế giới đang tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng tăng lên.
Theo ông McCoy, xử lý hai mối đe dọa này cần ý chí chính trị rất cao của các chính phủ nhằm ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và biến đổi khí hậu./.
(TTXVN)