Diễn biến chính trị bất ổn tại Ai Cập trong thời gian gần đây đã gây hoang mang cho nhiều thị trường trên toàn cầu, giữa lúc những lo ngại về tình hình tài chính khó khăn của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lại đang manh nha trở lại.
Tuy nhiên, dường như đối với các nhà đầu tư năng lượng mọi chuyện có vẻ như đi ngược lại, khi nhân tố Ai Cập lại là chất xúc tác chính đẩy giá dầu liên tiếp đi lên trong cả tuần qua. Bên cạnh đó, những tín hiệu sáng mới đây từ kinh tế Mỹ cũng hỗ trợ tích cực cho "vàng đen."
Trong ba phiên giao dịch liên tiếp đầu tuần (ngày 1-2-3/7), những lo ngại về nguy cơ nguồn cung dầu thô từ khu vực Trung Đông bị gián đoạn do cuộc khủng hoảng ngày một xấu đi tại Ai Cập đã giúp giá dầu không ngừng tăng cao. Các cuộc xung đột phản đối Chính phủ của Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đang ngày càng trở nên căng thẳng, đặc biệt là sau khi Quân đội Ai Cập đã gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này, đồng thời khẳng định sẽ theo đuổi kế hoạch riêng của mình nhằm thúc đẩy hòa giải dân tộc.
Mặc dù Ai Cập không phải là nước sản xuất dầu thô lớn, song những lợi thế về mặt vị trí địa lý đã khiến quốc gia này nắm quyền kiểm soát một vài trong số những tuyến đường cung ứng dầu quan trọng bậc nhất trên thế giới hiện nay như kênh đào Suez, nơi có hoạt động trung chuyển dầu thô lên tới 4 triệu thùng/ngày, tương đương 13% sản lượng của Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Đáng chú ý là trong phiên giao dịch ngày 3/7, giá dầu ngọt nhẹ đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 USD/thùng trong vòng hơn một năm qua, sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 28/6, lượng cung dầu thô ở quốc gia này đã suy giảm đột ngột, tới 10,3 triệu thùng. Con số này cao hơn 3 lần so với dự báo của giới phân tích trong cuộc điều tra của Platts, cho thấy nhu cầu tiêu thụ đầu mỏ đang có xu hướng gia tăng.
Sau khi đóng cửa nghỉ Lễ Độc lập vào ngày 4/7, thị trường năng lượng Mỹ tiếp tục giao dịch trở lại trong ngày cuối tuần 5/7 với mức tăng ấn tượng, nhờ số liệu tích cực mới nhất về thị trường việc làm của Mỹ, cũng như những lo ngại dai dẳng về cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập, sau khi quân đội nước này đã chính thức phế truất Tổng thống Morsi.
Theo báo cáo công bố cuối ngày 5/7 của Bộ Lao động Mỹ, nền kinh tế nước này đã tạo thêm 195.000 việc làm trong tháng 6/2013, cao hơn mức dự báo trước đó là 166.000 việc làm. Số việc làm của tháng 4 và tháng 5 cũng được điều chỉnh tăng. Tính trong cả quý 2/2013, kinh tế Mỹ có thêm bình quân 196.000 việc làm/tháng. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng qua duy trì ở mức 7,6%. Thông tin đáng khích lệ này đã giúp giới đầu tư củng cố thêm niềm tin vào triển vọng phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới và đưa ra những dự báo tươi sáng về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trong thời gian tới.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2013 tăng 1,98 USD, tương đương 2%, lên 103,22 USD/thùng- mức đóng cửa cao nhất của loại dầu này kể từ ngày 2/5/2012. Tính chung cả tuần, giá dầu ngọt nhẹ tăng 6,9%, đánh dấu tuần tăng giá mạnh mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 25/02/2011. Trong khi đó tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 2,18 USD (2,1%), lên 107,72 USD/thùng- mức cao nhất kể từ ngày 2/4/2013.
Tổng cộng trong 4 ngày giao dịch của tuần qua, dầu Brent tăng 5,2%. Chênh lệch giữa giá dầu ngọt nhẹ và giá dầu Brent hiện chỉ ở mức 4,5 USD. Giới phân tích nhận định rằng tình hình căng thẳng kéo dài tại Ai Cập, Libya và Syria sẽ khiến nguồn cung dầu từ khu vực Trung Đông bị hạn chế, do đó giá dầu ngọt nhẹ kỳ hạn có thể sẽ duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng trong những ngày tới./.
Tuy nhiên, dường như đối với các nhà đầu tư năng lượng mọi chuyện có vẻ như đi ngược lại, khi nhân tố Ai Cập lại là chất xúc tác chính đẩy giá dầu liên tiếp đi lên trong cả tuần qua. Bên cạnh đó, những tín hiệu sáng mới đây từ kinh tế Mỹ cũng hỗ trợ tích cực cho "vàng đen."
Trong ba phiên giao dịch liên tiếp đầu tuần (ngày 1-2-3/7), những lo ngại về nguy cơ nguồn cung dầu thô từ khu vực Trung Đông bị gián đoạn do cuộc khủng hoảng ngày một xấu đi tại Ai Cập đã giúp giá dầu không ngừng tăng cao. Các cuộc xung đột phản đối Chính phủ của Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đang ngày càng trở nên căng thẳng, đặc biệt là sau khi Quân đội Ai Cập đã gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này, đồng thời khẳng định sẽ theo đuổi kế hoạch riêng của mình nhằm thúc đẩy hòa giải dân tộc.
Mặc dù Ai Cập không phải là nước sản xuất dầu thô lớn, song những lợi thế về mặt vị trí địa lý đã khiến quốc gia này nắm quyền kiểm soát một vài trong số những tuyến đường cung ứng dầu quan trọng bậc nhất trên thế giới hiện nay như kênh đào Suez, nơi có hoạt động trung chuyển dầu thô lên tới 4 triệu thùng/ngày, tương đương 13% sản lượng của Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Đáng chú ý là trong phiên giao dịch ngày 3/7, giá dầu ngọt nhẹ đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 USD/thùng trong vòng hơn một năm qua, sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 28/6, lượng cung dầu thô ở quốc gia này đã suy giảm đột ngột, tới 10,3 triệu thùng. Con số này cao hơn 3 lần so với dự báo của giới phân tích trong cuộc điều tra của Platts, cho thấy nhu cầu tiêu thụ đầu mỏ đang có xu hướng gia tăng.
Sau khi đóng cửa nghỉ Lễ Độc lập vào ngày 4/7, thị trường năng lượng Mỹ tiếp tục giao dịch trở lại trong ngày cuối tuần 5/7 với mức tăng ấn tượng, nhờ số liệu tích cực mới nhất về thị trường việc làm của Mỹ, cũng như những lo ngại dai dẳng về cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập, sau khi quân đội nước này đã chính thức phế truất Tổng thống Morsi.
Theo báo cáo công bố cuối ngày 5/7 của Bộ Lao động Mỹ, nền kinh tế nước này đã tạo thêm 195.000 việc làm trong tháng 6/2013, cao hơn mức dự báo trước đó là 166.000 việc làm. Số việc làm của tháng 4 và tháng 5 cũng được điều chỉnh tăng. Tính trong cả quý 2/2013, kinh tế Mỹ có thêm bình quân 196.000 việc làm/tháng. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng qua duy trì ở mức 7,6%. Thông tin đáng khích lệ này đã giúp giới đầu tư củng cố thêm niềm tin vào triển vọng phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới và đưa ra những dự báo tươi sáng về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trong thời gian tới.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2013 tăng 1,98 USD, tương đương 2%, lên 103,22 USD/thùng- mức đóng cửa cao nhất của loại dầu này kể từ ngày 2/5/2012. Tính chung cả tuần, giá dầu ngọt nhẹ tăng 6,9%, đánh dấu tuần tăng giá mạnh mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 25/02/2011. Trong khi đó tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến thêm 2,18 USD (2,1%), lên 107,72 USD/thùng- mức cao nhất kể từ ngày 2/4/2013.
Tổng cộng trong 4 ngày giao dịch của tuần qua, dầu Brent tăng 5,2%. Chênh lệch giữa giá dầu ngọt nhẹ và giá dầu Brent hiện chỉ ở mức 4,5 USD. Giới phân tích nhận định rằng tình hình căng thẳng kéo dài tại Ai Cập, Libya và Syria sẽ khiến nguồn cung dầu từ khu vực Trung Đông bị hạn chế, do đó giá dầu ngọt nhẹ kỳ hạn có thể sẽ duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng trong những ngày tới./.
Minh Trang (TTXVN)