Ngoại trưởng Venezuela, Elías Jaua, ngày 29/5 thông báo Caracas sẽ xem xét lại sự tham gia của mình vào tiến trình hòa đàm tại Colombia, sau khi Tổng thống nước này Juan Manuel Santos gặp thủ lĩnh đối lập Venezuela Henrique Capriles.
Ông Jaua cũng cho biết Tổng thống Nicolás Maduro đã chỉ thị triệu hồi Đại sứ Roy Chaderton, đại diện của Venezuela tại Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) và tại các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ và Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC), để “xem xét toàn bộ” vai trò “đồng hành” của Caracas nhằm hỗ trợ tiến trình hòa bình tại nước láng giềng.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Venezuela lấy làm tiếc trước việc Tổng thống Santos tiếp ông Capriles, cựu ứng cử viên tổng thống đối lập đã công khai kêu gọi bạo lực để phản đối kết quả bầu cử hôm 14/4, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương.
Theo ông Jaua, sẽ rất khó đóng góp cho hòa bình tại một đất nước anh em như Colombia khi mà các thể chế quyền lực cao nhất tại Colombia lại khuyến khích gây bất ổn tại Venezuela.
Ông nêu rõ, hành động trên cho thấy một điều mà Venezuela nhiều lần tố cáo, đó là từ Bogotá đã và đang diễn ra mưu đồ chống lại chính phủ Venezuela.
Có ý kiến cho rằng sự có mặt của ông Capriles tại Colombia không phải là ngẫu nhiên, vì diễn ra vào thời điểm Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ở thăm nước này.
Ngoại trưởng Jaua cũng kêu gọi các nước Mỹ Latinh và Caribe cảnh giác trước hành động trên, vì nó có thể phá hoại hòa bình tại tiểu châu lục này.
Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Venezuela, Diosdado Cabello, coi việc Tổng thống Santos tiếp ông Capriles là một sự “gây hấn” chống lại Venezuela.
Ông Cabello chỉ rõ mục đích chuyến thăm của ông Capriles là gặp cựu Tổng thống Álvaro Uribe, một nhân vật thù địch với chính phủ hiện nay tại Venezuela, và gặp một nhân vật có tên Juan José Rendón, người đã cố vấn cho các ứng cử viên cánh hữu trong các chiến dịch tranh cử ở một số nước Mỹ Latinh.
[Chính phủ Colombia và FARC đạt thỏa thuận đất đai]
Tiến trình hòa bình tại Colombia đã có bước tiến quan trọng khi chính phủ và Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) vừa đạt được thỏa thuận về vấn đề đất đai và phát triển nông thôn, được đánh giá là vấn đề gai góc nhất trong chương trình đàm phán nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột vũ trang kéo dài gần 5 thập kỷ qua tại Colombia.
Tại cuộc thương thảo diễn ra tại thủ đô Havana này, Cuba và Na Uy là các nước bảo trợ, còn Venezuela và Chile đóng vai trò “đồng hành”./.
Ông Jaua cũng cho biết Tổng thống Nicolás Maduro đã chỉ thị triệu hồi Đại sứ Roy Chaderton, đại diện của Venezuela tại Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) và tại các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ và Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC), để “xem xét toàn bộ” vai trò “đồng hành” của Caracas nhằm hỗ trợ tiến trình hòa bình tại nước láng giềng.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Venezuela lấy làm tiếc trước việc Tổng thống Santos tiếp ông Capriles, cựu ứng cử viên tổng thống đối lập đã công khai kêu gọi bạo lực để phản đối kết quả bầu cử hôm 14/4, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương.
Theo ông Jaua, sẽ rất khó đóng góp cho hòa bình tại một đất nước anh em như Colombia khi mà các thể chế quyền lực cao nhất tại Colombia lại khuyến khích gây bất ổn tại Venezuela.
Ông nêu rõ, hành động trên cho thấy một điều mà Venezuela nhiều lần tố cáo, đó là từ Bogotá đã và đang diễn ra mưu đồ chống lại chính phủ Venezuela.
Có ý kiến cho rằng sự có mặt của ông Capriles tại Colombia không phải là ngẫu nhiên, vì diễn ra vào thời điểm Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ở thăm nước này.
Ngoại trưởng Jaua cũng kêu gọi các nước Mỹ Latinh và Caribe cảnh giác trước hành động trên, vì nó có thể phá hoại hòa bình tại tiểu châu lục này.
Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Venezuela, Diosdado Cabello, coi việc Tổng thống Santos tiếp ông Capriles là một sự “gây hấn” chống lại Venezuela.
Ông Cabello chỉ rõ mục đích chuyến thăm của ông Capriles là gặp cựu Tổng thống Álvaro Uribe, một nhân vật thù địch với chính phủ hiện nay tại Venezuela, và gặp một nhân vật có tên Juan José Rendón, người đã cố vấn cho các ứng cử viên cánh hữu trong các chiến dịch tranh cử ở một số nước Mỹ Latinh.
[Chính phủ Colombia và FARC đạt thỏa thuận đất đai]
Tiến trình hòa bình tại Colombia đã có bước tiến quan trọng khi chính phủ và Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) vừa đạt được thỏa thuận về vấn đề đất đai và phát triển nông thôn, được đánh giá là vấn đề gai góc nhất trong chương trình đàm phán nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột vũ trang kéo dài gần 5 thập kỷ qua tại Colombia.
Tại cuộc thương thảo diễn ra tại thủ đô Havana này, Cuba và Na Uy là các nước bảo trợ, còn Venezuela và Chile đóng vai trò “đồng hành”./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)