Trong chuyến thăm tới Rwanda ngày 21/4, Toàn quyền Canada Michaelle Jean thay mặt nhà nước Canada đưa ra lời xin lỗi chính thức vì đã không hành động để ngăn chặn thảm họa diệt chủng ở Rwanda.
Toàn quyền Michaelle Jean là quan chức cấp cao nhất của Canada tới thăm Rwanda kể từ vụ diệt chủng năm 1994.
Sau cuộc gặp Tổng thống Paul Kagame và các quan chức Chính phủ Rwanda, bà Jean nói: "Việc thế giới không có phản ứng thích hợp để ngăn chặn vụ thảm sát là một thất bại. Canada với tư cách là một thành viên trong cộng đồng quốc tế sẵn sàng nhận một phần trách nhiệm này. Chúng ta đáng ra có thể ngăn chặn được mức độ kinh hoàng dẫn đến cuộc thảm sát ở đây."
Thảm họa diệt chủng ở Rwanda được coi là một vết nhơ trong lịch sử loài người.
Thảm họa này bắt đầu sau khi một chiếc máy bay chở tổng thống Burundi và Rwanda bị bắn rơi vào ngày 6/4/1994.
Vụ bắn rơi máy bay này đã châm ngòi cho một làn sóng giết người hàng loạt của các tay súng người Hutus cực đoan nhằm vào bộ tộc người Tutsis thiểu số.
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người đã bị giết.
Điều làm cho người dân Rwanda giận dữ là cuộc diệt chủng diễn ra trong suốt 100 ngày nhưng các cường quốc trên thế giới như Mỹ, các nước thuộc Liên minh châu Âu và tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới Liên hợp quốc dường như không có phản ứng gì, ngay cả khi cuộc diệt chủng biến thành một cuộc nội chiến "huynh đệ tương tàn."
Kể từ khi nạn diệt chủng nói trên chấm dứt, có khoảng 95.000 trẻ em ở Rwanda bị mồ côi cha mẹ và khoảng 2.000 phụ nữ nhiễm HIV do bị hãm hiếp.
Năm 2001, ước tính có khoảng 264.000 trẻ em ở nước này bị mất mẹ hoặc bố vì bệnh AIDS và con số trên có thể lên tới 350.000 trẻ em vào năm 2010./.
Toàn quyền Michaelle Jean là quan chức cấp cao nhất của Canada tới thăm Rwanda kể từ vụ diệt chủng năm 1994.
Sau cuộc gặp Tổng thống Paul Kagame và các quan chức Chính phủ Rwanda, bà Jean nói: "Việc thế giới không có phản ứng thích hợp để ngăn chặn vụ thảm sát là một thất bại. Canada với tư cách là một thành viên trong cộng đồng quốc tế sẵn sàng nhận một phần trách nhiệm này. Chúng ta đáng ra có thể ngăn chặn được mức độ kinh hoàng dẫn đến cuộc thảm sát ở đây."
Thảm họa diệt chủng ở Rwanda được coi là một vết nhơ trong lịch sử loài người.
Thảm họa này bắt đầu sau khi một chiếc máy bay chở tổng thống Burundi và Rwanda bị bắn rơi vào ngày 6/4/1994.
Vụ bắn rơi máy bay này đã châm ngòi cho một làn sóng giết người hàng loạt của các tay súng người Hutus cực đoan nhằm vào bộ tộc người Tutsis thiểu số.
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người đã bị giết.
Điều làm cho người dân Rwanda giận dữ là cuộc diệt chủng diễn ra trong suốt 100 ngày nhưng các cường quốc trên thế giới như Mỹ, các nước thuộc Liên minh châu Âu và tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới Liên hợp quốc dường như không có phản ứng gì, ngay cả khi cuộc diệt chủng biến thành một cuộc nội chiến "huynh đệ tương tàn."
Kể từ khi nạn diệt chủng nói trên chấm dứt, có khoảng 95.000 trẻ em ở Rwanda bị mồ côi cha mẹ và khoảng 2.000 phụ nữ nhiễm HIV do bị hãm hiếp.
Năm 2001, ước tính có khoảng 264.000 trẻ em ở nước này bị mất mẹ hoặc bố vì bệnh AIDS và con số trên có thể lên tới 350.000 trẻ em vào năm 2010./.
(TTXVN/Vietnam+)