Việc thúc đẩy quan hệ thương mại với Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, là một phần trong kế hoạch của Chính phủ Canada nhằm mở cửa các thị trường mới để tăng cường xuất khẩu và tạo việc làm.
Sau vòng thương thuyết đầu tiên hướng tới một hiệp định quan hệ đối tác kinh tế Canada-Nhật Bản, diễn ra tại Tokyo trong các ngày 26-30/11, Canada và Nhật Bản đã đạt được tiến bộ trong một loạt lĩnh vực, trong đó có đường vào thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, đầu tư và thu mua chính phủ.
Hai nước đang hướng đến việc xây dựng một quan hệ đối tác thế kỷ 21, nhằm giải phóng các tiềm năng và cung cấp cho người dân hai nước việc làm tốt và sự phồn vinh lâu dài.
Phát biểu với báo giới, ngày 30/11, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Canada Ed Fast nhấn mạnh rằng việc mở cửa các thị trường mới tại các nền kinh tế lớn và năng động khắp thế giới sẽ giúp tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế và phồn vinh lâu dài tại Canada.
Hai nước đang có một mối quan hệ kinh tế toàn diện và việc đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới thông qua các cuộc thương thuyết hiện nay là phần chủ chốt trong Kế hoạch hành động kinh tế của Canada.
Việc tăng cường các quan hệ thương mại với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương là cốt lõi của kế hoạch mở rộng thương mại tham vọng nhất của Canada.
Kết quả một nghiên cứu chung mới được công bố cho biết một hiệp định thương mại giữa Canada và Nhật Bản có thể giúp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Canada tăng thêm 3,8 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Canada sang Nhật Bản có thể tăng tới 67%, cũng như tăng cường các cơ hội đầu tư.
Hiệp định này cũng có thể giúp tạo ra 30.000 việc làm mới.
Việc giảm các rào cản thuế cũng sẽ làm lợi lớn cho kinh tế Canada. Nhật Bản hiện đã là nguồn đầu tư tạo việc làm lớn nhất tại Canada từ châu Á.
Tổng kinh ngạch xuất khẩu của Canada sang Nhật Bản năm 2011 là 10,7 tỷ USD, chủ yếu là nhiên liệu khoáng chất, dầu mỏ, nông sản và thực phẩm.
Trong chưa đầy 6 năm qua, Chính phủ của Thủ tướng Stephen Harper đã hoàn tất các hiệp định thương mại tự do với 9 quốc gia, gồm Colombia, Honduras, Jordan, Panama, Peru, Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.
Ngoài các cuộc thương lượng đang diễn ra với Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ, Canada mới tham gia tiến trình thương thuyết hiệp định Quan hệ đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)./.
Sau vòng thương thuyết đầu tiên hướng tới một hiệp định quan hệ đối tác kinh tế Canada-Nhật Bản, diễn ra tại Tokyo trong các ngày 26-30/11, Canada và Nhật Bản đã đạt được tiến bộ trong một loạt lĩnh vực, trong đó có đường vào thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, đầu tư và thu mua chính phủ.
Hai nước đang hướng đến việc xây dựng một quan hệ đối tác thế kỷ 21, nhằm giải phóng các tiềm năng và cung cấp cho người dân hai nước việc làm tốt và sự phồn vinh lâu dài.
Phát biểu với báo giới, ngày 30/11, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Canada Ed Fast nhấn mạnh rằng việc mở cửa các thị trường mới tại các nền kinh tế lớn và năng động khắp thế giới sẽ giúp tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế và phồn vinh lâu dài tại Canada.
Hai nước đang có một mối quan hệ kinh tế toàn diện và việc đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới thông qua các cuộc thương thuyết hiện nay là phần chủ chốt trong Kế hoạch hành động kinh tế của Canada.
Việc tăng cường các quan hệ thương mại với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương là cốt lõi của kế hoạch mở rộng thương mại tham vọng nhất của Canada.
Kết quả một nghiên cứu chung mới được công bố cho biết một hiệp định thương mại giữa Canada và Nhật Bản có thể giúp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Canada tăng thêm 3,8 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Canada sang Nhật Bản có thể tăng tới 67%, cũng như tăng cường các cơ hội đầu tư.
Hiệp định này cũng có thể giúp tạo ra 30.000 việc làm mới.
Việc giảm các rào cản thuế cũng sẽ làm lợi lớn cho kinh tế Canada. Nhật Bản hiện đã là nguồn đầu tư tạo việc làm lớn nhất tại Canada từ châu Á.
Tổng kinh ngạch xuất khẩu của Canada sang Nhật Bản năm 2011 là 10,7 tỷ USD, chủ yếu là nhiên liệu khoáng chất, dầu mỏ, nông sản và thực phẩm.
Trong chưa đầy 6 năm qua, Chính phủ của Thủ tướng Stephen Harper đã hoàn tất các hiệp định thương mại tự do với 9 quốc gia, gồm Colombia, Honduras, Jordan, Panama, Peru, Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.
Ngoài các cuộc thương lượng đang diễn ra với Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ, Canada mới tham gia tiến trình thương thuyết hiệp định Quan hệ đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)./.
(TTXVN)