Theo mạng tin ctv.ca ngày 16/10, Canada đã đạt được một thỏa thuận khung với Liên minh châu Âu (EU) về việc thiết lập một khu vực thương mại tự do toàn diện, bao gồm tất cả các ngành của hoạt động kinh tế, với một buổi lễ chính thức dự kiến diễn ra vào ngày 18/10 tới tại Brussels, Bỉ.
Ngày 16/10, Văn phòng Thủ tướng Canada đã tuyên bố ông Stephen Harper sẽ lên đường tới Brussels để gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) José Manuel Barroso nhằm kết thúc việc thương thuyết Hiệp định thương mại và kinh tế toàn diện (CETA) Canada-EU.
Mặc dù các nhà quan sát đã dự đoán việc kết thúc tiến trình đàm phán kéo dài bốn năm này trong năm nay, nhưng các vấn đề nông sản đã làm khó các nhà thương thuyết.
Các nguồn tin cho biết, sự đột phá cuối cùng diễn ra trong vài ngày qua, sau khi Canada đồng ý tăng gấp đôi hạn ngạch xuất khẩu phomát của EU để đổi lấy đường vào thị trường lớn hơn cho thịt bò và thịt lợn Canada.
Tin tức về sự thỏa hiệp này đã khiến hiệp hội đại diện cho những người nuôi bò sữa của Canada tức giận. Tổ chức này ước tính việc tăng hạn ngạch sẽ cho phép EU tiếp cận 32% thị trường phomát Canada.
Tuy nhiên, chính phủ tuyên bố rằng, mặc dù việc tăng hạn ngạch sẽ cho phép khoảng 13.500 tấn phomát được nhập khẩu vào Canada, nhưng chính phủ vẫn hỗ trợ hệ thống quản lý nguồn cung của nước này, được thiết kế để bảo vệ những người sản xuất các sản phẩm sữa, trứng và gia cầm.
Một số tập đoàn nông nghiệp đang thổi phồng về những gì mà các nhà thương thuyết có khả năng đạt được trong việc tiếp cận một trong những thị trường lớn và giàu có nhất thế giới.
Kathleen Sullivan, Giám đốc điều hành của Liên minh thương mại nông sản Canada, dự đoán rằng gói nông nghiệp có thể tăng kim ngạch xuất khẩu thịt bò và thịt lợn thêm 1 tỷ USD/năm, với kim ngạch xuất khẩu trị giá khoảng 300 triệu USD các mặt hàng thực phẩm khác như ngũ cốc, thực phẩm chế biến và xirô cây phong.
Mặc dù các nhà sản xuất thịt bò và thịt lợn Canada sẽ cần tạo ra đàn gia súc không chứa hormone để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của EU, nhưng Canada có khả năng biến châu Âu thành một trong những thị trường hàng đầu cho thịt bò Canada và nằm trong số năm thị trường thịt lợn lớn nhất của Canada.
Các nguồn tin khác cho biết Ottawa cũng phải nhượng bộ việc kéo dài sự bảo hộ sáng chế cho các loại thuốc có thương hiệu, sẽ trở thành một viên thuốc đắng cho các tỉnh Canada.
Mặc dù rất ít chi tiết được tiết lộ, nhưng người ta tin rằng những thay đổi đó sẽ kéo dài thời gian mà các công ty dược phẩm phải đợi trước khi họ có thể được phép sản xuất các loại thuốc tương tự với giá rẻ hơn, có thể làm tăng chi phí thuốc men của các tỉnh và người tiêu dùng thêm hơn 1 tỷ USD/năm.
CETA Canada-EU cũng kêu gọi giảm thuế theo từng giai đoạn đối với việc nhập khẩu ôtô và cho phép các công ty châu Âu đấu thầu phần nào chương trình thu mua của các tỉnh, ảnh hưởng đến các hợp đồng của các tỉnh và các thành phố.
Sau bốn năm thương thuyết, các nhóm doanh nghiệp vận động hành lang đang hoan nghênh việc kết thúc đàm phán.
John Manley, Chủ tịch Hội đồng giám đốc điều hành Canada cho biết: "Tại cả Canada và EU, CETA sẽ tạo ra việc làm, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Hiệp định này là quan trọng bởi vì nó mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ tìm cách xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư và thương mại hóa các công nghệ mới tại châu Âu và các thị trường khác trên thế giới."
Đối với chính phủ của Thủ tướng Harper, việc hoàn thành một CETA được đa số người Canada ủng hộ sẽ là một thành tích lớn và có thể giúp đảng Bảo thủ rất nhiều trong chiến dịch vận động bầu cử năm 2015.
Lâu nay, chính phủ Canada vẫn coi việc mở rộng thương mại khắp thế giới như một thành tố chính của chương trình hành động vì việc làm và sự phồn vinh của người dân Canada. Nhưng các nhà phân tích cũng lưu ý rằng tiến trình phê chuẩn CETA, đòi hỏi sự ủng hộ của các tỉnh của Canada và 28 thành viên EU sẽ phải mất thêm hai năm nữa./.
Ngày 16/10, Văn phòng Thủ tướng Canada đã tuyên bố ông Stephen Harper sẽ lên đường tới Brussels để gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) José Manuel Barroso nhằm kết thúc việc thương thuyết Hiệp định thương mại và kinh tế toàn diện (CETA) Canada-EU.
Mặc dù các nhà quan sát đã dự đoán việc kết thúc tiến trình đàm phán kéo dài bốn năm này trong năm nay, nhưng các vấn đề nông sản đã làm khó các nhà thương thuyết.
Các nguồn tin cho biết, sự đột phá cuối cùng diễn ra trong vài ngày qua, sau khi Canada đồng ý tăng gấp đôi hạn ngạch xuất khẩu phomát của EU để đổi lấy đường vào thị trường lớn hơn cho thịt bò và thịt lợn Canada.
Tin tức về sự thỏa hiệp này đã khiến hiệp hội đại diện cho những người nuôi bò sữa của Canada tức giận. Tổ chức này ước tính việc tăng hạn ngạch sẽ cho phép EU tiếp cận 32% thị trường phomát Canada.
Tuy nhiên, chính phủ tuyên bố rằng, mặc dù việc tăng hạn ngạch sẽ cho phép khoảng 13.500 tấn phomát được nhập khẩu vào Canada, nhưng chính phủ vẫn hỗ trợ hệ thống quản lý nguồn cung của nước này, được thiết kế để bảo vệ những người sản xuất các sản phẩm sữa, trứng và gia cầm.
Một số tập đoàn nông nghiệp đang thổi phồng về những gì mà các nhà thương thuyết có khả năng đạt được trong việc tiếp cận một trong những thị trường lớn và giàu có nhất thế giới.
Kathleen Sullivan, Giám đốc điều hành của Liên minh thương mại nông sản Canada, dự đoán rằng gói nông nghiệp có thể tăng kim ngạch xuất khẩu thịt bò và thịt lợn thêm 1 tỷ USD/năm, với kim ngạch xuất khẩu trị giá khoảng 300 triệu USD các mặt hàng thực phẩm khác như ngũ cốc, thực phẩm chế biến và xirô cây phong.
Mặc dù các nhà sản xuất thịt bò và thịt lợn Canada sẽ cần tạo ra đàn gia súc không chứa hormone để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của EU, nhưng Canada có khả năng biến châu Âu thành một trong những thị trường hàng đầu cho thịt bò Canada và nằm trong số năm thị trường thịt lợn lớn nhất của Canada.
Các nguồn tin khác cho biết Ottawa cũng phải nhượng bộ việc kéo dài sự bảo hộ sáng chế cho các loại thuốc có thương hiệu, sẽ trở thành một viên thuốc đắng cho các tỉnh Canada.
Mặc dù rất ít chi tiết được tiết lộ, nhưng người ta tin rằng những thay đổi đó sẽ kéo dài thời gian mà các công ty dược phẩm phải đợi trước khi họ có thể được phép sản xuất các loại thuốc tương tự với giá rẻ hơn, có thể làm tăng chi phí thuốc men của các tỉnh và người tiêu dùng thêm hơn 1 tỷ USD/năm.
CETA Canada-EU cũng kêu gọi giảm thuế theo từng giai đoạn đối với việc nhập khẩu ôtô và cho phép các công ty châu Âu đấu thầu phần nào chương trình thu mua của các tỉnh, ảnh hưởng đến các hợp đồng của các tỉnh và các thành phố.
Sau bốn năm thương thuyết, các nhóm doanh nghiệp vận động hành lang đang hoan nghênh việc kết thúc đàm phán.
John Manley, Chủ tịch Hội đồng giám đốc điều hành Canada cho biết: "Tại cả Canada và EU, CETA sẽ tạo ra việc làm, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Hiệp định này là quan trọng bởi vì nó mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ tìm cách xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư và thương mại hóa các công nghệ mới tại châu Âu và các thị trường khác trên thế giới."
Đối với chính phủ của Thủ tướng Harper, việc hoàn thành một CETA được đa số người Canada ủng hộ sẽ là một thành tích lớn và có thể giúp đảng Bảo thủ rất nhiều trong chiến dịch vận động bầu cử năm 2015.
Lâu nay, chính phủ Canada vẫn coi việc mở rộng thương mại khắp thế giới như một thành tố chính của chương trình hành động vì việc làm và sự phồn vinh của người dân Canada. Nhưng các nhà phân tích cũng lưu ý rằng tiến trình phê chuẩn CETA, đòi hỏi sự ủng hộ của các tỉnh của Canada và 28 thành viên EU sẽ phải mất thêm hai năm nữa./.
Dương Hoa (TTXVN)