Canada công bố kế hoạch đẩy mạnh cuộc chiến chống rác thải nhựa
Lan Phương
Từ năm 2021, Canada sẽ cấm sử dụng các vật dụng nhựa sử dụng 1 lần như ống hút, túi nylon, chai... nhằm giảm lượng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ các đại dương trên thế giới.
(Nguồn: AFP/TTXVN)
Từ năm 2021, Canada sẽ cấm sử dụng các vật dụng nhựa sử dụng 1 lần như ống hút, túi nylon, chai... nhằm giảm lượng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ các đại dương trên thế giới.
Đưa ra thông báo trên ngày 10/6, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhấn mạnh đây là một trong những nỗ lực để Ottawa tham gia vào cuộc chiến chống rác thải nhựa của thế giới. Nhà lãnh đạo Canada bày tỏ quan ngại về thực trạng rác thải nhựa ở quốc gia Bắc Mỹ này, cho biết chưa đến 10% rác thải nhựa ở Canada hiện được tái chế.
Ông nêu rõ danh mục sản phẩm nhựa bị cấm còn cần được xem xét dựa theo khuyến nghị của giới khoa học. Ngoài lệnh cấm này, Canada chủ trương yêu cầu các nhà sản xuất vật dụng nhựa sử dụng nguyên vật liệu có thể tái chế.
Thủ tướng Trudeau công bố kế hoạch trên trong bối cảnh chỉ còn 5 tháng nữa sẽ diễn ra tổng tuyển cử ở nước này với các chiến dịch vận động tranh cử dự kiến bao trùm các chủ đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
Năm 2018, Canada ủng hộ tuyên bố của Nhóm Các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) về rác thải nhựa trong lòng đại dương, trong đó hướng tới việc giảm lượng rác thải nhựa. Tháng 5 năm ngoái, Liên hợp quốc cho biết 180 nước đã đạt được thỏa thuận giảm mạnh lượng rác thải nhựa đổ ra biển.
Thống kê của Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) cho thấy hiện có 127 quốc gia trên thế giới đã có đạo luật liên quan đến việc sử dụng túi nhựa, 91 nước trong số này đã cấm hoặc hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu, phân phối sản phẩm nhựa. Châu Phi hiện là khu vực đi đầu trong nỗ lực này với 34 quốc gia áp dụng luật như vậy, tiếp đó là châu Âu với 29 nước.
Theo UNEP, khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa được tạo ra mỗi năm, trong đó 8 triệu tấn trôi ra các đại dương, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đại dương và đất liền này./.
Ngày Môi trường Thế giới (5/6) được Liên hợp quốc tổ chức lần đầu tiên vào năm 1972 và từ đó trở thành hoạt động thường niên để tuyên truyền việc tăng cường nhận thức về môi trường trên toàn thế giới.
Các công ty Nhật Bản đang tìm cách giảm dần, không sử dụng nhựa, hoặc sử dụng nhựa tái chế trong các sản phẩm của họ, trong nỗ lực nhằm giảm thiểu rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường.
Một công ty du thuyền Mỹ đã bị phạt 20 triệu USD vì tội xả nước thải ra biển trái phép và tìm cách che giấu hành vi vi phạm, mặc dù đang trong diện bị theo dõi sau một vụ việc tương tự vào năm 2016.
Tại lễ phát động ra quân toàn quốc “phong trào chống rác thải nhựa,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi các bộ, ngành, địa phương và nhân dân cả nước cùng “chung tay” chống rác thải nhựa.