Giám đốc kinh tế của Ngân hàng TD, Craig Alexander cho biết ngân hàng trung ương Canada có thể giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính toàn cầu một lần nữa đang đe dọa sự phục hồi kinh tế của Canada.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng khả năng ứng phó của Chính phủ liên bang trước tình hình này sẽ hạn chế hơn. Mặc dù kinh tế Canada đang diễn biến tốt hơn so với các nước G7 khác và có thể nước này đã chuẩn bị một số biện pháp để đối phó với tình hình này, song cũng không thể bù đắp cho những khó khăn đang tồn tại ở Mỹ và châu Âu.
Trong năm 2008, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, ngân hàng Canada đặt mục tiêu lãi suất là 3%. Ngân hàng này đã có những phản ứng nhanh và phối hợp với các ngân hàng trên thế giới về việc cắt giảm lãi suất nhằm khôi phục lòng tin của người tiêu dùng và kinh doanh. Chi phí đi vay cuối cùng đạt mức thấp 0,25% trong tháng 4/2009 và giữ ở mức này trong hơn một năm. Hiện nay, mục tiêu tỷ lệ đặt ra ở mức 1%, cao hơn so với tỷ lệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhưng vẫn còn gần với mức thấp kỷ lục.
Ông Craig Alexander cho biết không giống như Mỹ, hệ thống ngân hàng Canada vẫn còn vững chắc, do đó việc cắt giảm lãi suất có thể còn có hiệu quả. Ông nói: "Tín dụng luôn sẵn sàng và việc lãi suất thấp hơn sẽ thúc đẩy nhu cầu trong nước".
Trước những lo ngại về một cuộc suy thoái mới ngày một gia tăng, thị trường chứng khoán Tôrôntô đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2010. Nhà kinh tế David Madani của Capital Economics lưu ý rằng những rủi ro của một cuộc suy thoái ở Canada đã tăng lên, nhưng ông không cho rằng nó sẽ xảy ra. Ông nói thêm: "Khi sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại, đầu tư và tiêu dùng tại Canada sẽ hạn chế hơn trong năm tới và điều này chắc chắn sẽ làm cho các hoạt động kinh tế của nước này bị ảnh hưởng".
Theo ông Alexander, Chính phủ liên bang Canada đã có các biện pháp để kích thích kinh tế trong điều kiện tình hình xấu đi. Tuy nhiên những biện pháp này sẽ hạn chế hơn so với năm 2009. Ông nói: "Những rủi ro chính đối với nền kinh tế Canada đang ở bên ngoài thẩm quyền của chúng tôi. Canada sẽ chịu nhiều tác động của các sự kiện kinh tế toàn cầu và chính sách công của Canada có thể sẽ không thực sự giải quyết được các vấn đề ở châu Âu và Mỹ"./.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng khả năng ứng phó của Chính phủ liên bang trước tình hình này sẽ hạn chế hơn. Mặc dù kinh tế Canada đang diễn biến tốt hơn so với các nước G7 khác và có thể nước này đã chuẩn bị một số biện pháp để đối phó với tình hình này, song cũng không thể bù đắp cho những khó khăn đang tồn tại ở Mỹ và châu Âu.
Trong năm 2008, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, ngân hàng Canada đặt mục tiêu lãi suất là 3%. Ngân hàng này đã có những phản ứng nhanh và phối hợp với các ngân hàng trên thế giới về việc cắt giảm lãi suất nhằm khôi phục lòng tin của người tiêu dùng và kinh doanh. Chi phí đi vay cuối cùng đạt mức thấp 0,25% trong tháng 4/2009 và giữ ở mức này trong hơn một năm. Hiện nay, mục tiêu tỷ lệ đặt ra ở mức 1%, cao hơn so với tỷ lệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhưng vẫn còn gần với mức thấp kỷ lục.
Ông Craig Alexander cho biết không giống như Mỹ, hệ thống ngân hàng Canada vẫn còn vững chắc, do đó việc cắt giảm lãi suất có thể còn có hiệu quả. Ông nói: "Tín dụng luôn sẵn sàng và việc lãi suất thấp hơn sẽ thúc đẩy nhu cầu trong nước".
Trước những lo ngại về một cuộc suy thoái mới ngày một gia tăng, thị trường chứng khoán Tôrôntô đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2010. Nhà kinh tế David Madani của Capital Economics lưu ý rằng những rủi ro của một cuộc suy thoái ở Canada đã tăng lên, nhưng ông không cho rằng nó sẽ xảy ra. Ông nói thêm: "Khi sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại, đầu tư và tiêu dùng tại Canada sẽ hạn chế hơn trong năm tới và điều này chắc chắn sẽ làm cho các hoạt động kinh tế của nước này bị ảnh hưởng".
Theo ông Alexander, Chính phủ liên bang Canada đã có các biện pháp để kích thích kinh tế trong điều kiện tình hình xấu đi. Tuy nhiên những biện pháp này sẽ hạn chế hơn so với năm 2009. Ông nói: "Những rủi ro chính đối với nền kinh tế Canada đang ở bên ngoài thẩm quyền của chúng tôi. Canada sẽ chịu nhiều tác động của các sự kiện kinh tế toàn cầu và chính sách công của Canada có thể sẽ không thực sự giải quyết được các vấn đề ở châu Âu và Mỹ"./.
Thanh Hải (TTXVN/Vietnam+)