Theo mạng tin cbc.ca ngày 1/5, các ngân hàng Canada đã chiếm tới gần 50% danh sách những nhà cho vay lớn và an toàn nhất trên thế giới.
Trong bảng xếp hạng 10 ngân hàng mạnh nhất trên toàn cầu của tạp chí Bloomberg Markets trong năm 2013, Canada đã đóng góp tới 4 ngân hàng bao gồm: Ngân hàng Thương mại (CIBC), Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC), Ngân hàng Scotiabank và Ngân hàng Toronto-Dominion (TD), với các vị trí xếp hạng tương ứng là 3, 4, 7 và 8.
Từ nhiều năm nay, Bloomberg Markets đã duy trì một danh sách xếp hạng cho tất cả ngân hàng trên toàn cầu có tổng tài sản ít nhất lên đến 100 tỷ USD, với các tiêu chí đánh giá bao gồm tỷ lệ vốn cấp 1 trên tài sản rủi ro, nợ xấu trên tổng tài sản, dự phòng tổn thất cho vay trên nợ xấu tài sản, mức huy động tiền gửi và hiệu quả sử dụng vốn.
Trên bảng xếp hạng năm nay, Ngân hàng Quốc gia Qatar đã vươn lên chiếm giữ vị trí số 1. Theo Bloomberg Markets, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, Ngân hàng Quốc gia Qatar đã phát triển nhanh chóng, trở thành người cho vay lớn nhất và cũng là một trong những ngân hàng có lợi nhuận cao nhất ở Trung Đông. Ngân hàng OCBC (Oversea-Chinese-Banking) của Singapore bị tụt xuống vị trí thứ 2, sau khi liên tục giữ vị trí quán quân trong bảng xếp hạng của năm 2011 và 2012.
Mặc dù tiếp tục chiếm được lợi thế so sánh quốc tế nhưng các ngân hàng Canada vẫn không tránh khỏi tác động của những nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và trong nước. Cuối năm 2012, các cơ quan xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới như Moody's và S & P đã hạ triển vọng tín nhiệm đối với hầu hết các nhà cho vay lớn của Canada.
Mỹ chỉ có Citibank, ngân hàng lớn nhất và duy nhất được lọt vào trong bảng xếp hạng với vị trí thứ 5. Sự hiện diện với vị trí cao của Citibank là rất quan trọng bởi cách đây không lâu (năm 2008), ngân hàng này đã thoát khỏi nguy cơ phá sản ngoạn mục nhờ vào khoản cứu trợ 45 tỷ USD của Chính phủ Mỹ.
Trong bảng xếp hạng năm 2012, Citibank đã rơi khỏi danh sách bởi không vượt qua cái gọi là "thử nghiệm năng lực" của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, nhằm đánh giá xem liệu nguồn dự trữ của một ngân hàng có đủ để chống chọi với một cuộc khủng hoảng khác tương tự như cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008./.
Trong bảng xếp hạng 10 ngân hàng mạnh nhất trên toàn cầu của tạp chí Bloomberg Markets trong năm 2013, Canada đã đóng góp tới 4 ngân hàng bao gồm: Ngân hàng Thương mại (CIBC), Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC), Ngân hàng Scotiabank và Ngân hàng Toronto-Dominion (TD), với các vị trí xếp hạng tương ứng là 3, 4, 7 và 8.
Từ nhiều năm nay, Bloomberg Markets đã duy trì một danh sách xếp hạng cho tất cả ngân hàng trên toàn cầu có tổng tài sản ít nhất lên đến 100 tỷ USD, với các tiêu chí đánh giá bao gồm tỷ lệ vốn cấp 1 trên tài sản rủi ro, nợ xấu trên tổng tài sản, dự phòng tổn thất cho vay trên nợ xấu tài sản, mức huy động tiền gửi và hiệu quả sử dụng vốn.
Trên bảng xếp hạng năm nay, Ngân hàng Quốc gia Qatar đã vươn lên chiếm giữ vị trí số 1. Theo Bloomberg Markets, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, Ngân hàng Quốc gia Qatar đã phát triển nhanh chóng, trở thành người cho vay lớn nhất và cũng là một trong những ngân hàng có lợi nhuận cao nhất ở Trung Đông. Ngân hàng OCBC (Oversea-Chinese-Banking) của Singapore bị tụt xuống vị trí thứ 2, sau khi liên tục giữ vị trí quán quân trong bảng xếp hạng của năm 2011 và 2012.
Mặc dù tiếp tục chiếm được lợi thế so sánh quốc tế nhưng các ngân hàng Canada vẫn không tránh khỏi tác động của những nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và trong nước. Cuối năm 2012, các cơ quan xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới như Moody's và S & P đã hạ triển vọng tín nhiệm đối với hầu hết các nhà cho vay lớn của Canada.
Mỹ chỉ có Citibank, ngân hàng lớn nhất và duy nhất được lọt vào trong bảng xếp hạng với vị trí thứ 5. Sự hiện diện với vị trí cao của Citibank là rất quan trọng bởi cách đây không lâu (năm 2008), ngân hàng này đã thoát khỏi nguy cơ phá sản ngoạn mục nhờ vào khoản cứu trợ 45 tỷ USD của Chính phủ Mỹ.
Trong bảng xếp hạng năm 2012, Citibank đã rơi khỏi danh sách bởi không vượt qua cái gọi là "thử nghiệm năng lực" của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, nhằm đánh giá xem liệu nguồn dự trữ của một ngân hàng có đủ để chống chọi với một cuộc khủng hoảng khác tương tự như cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008./.
Thanh Hải (TTXVN)