Mức lương ngày càngtăng cao tại Trung Quốc, cùng triển vọng xuất hiện một thị trường Đông Nam Á hợpnhất vào năm 2015 và một tầng lớp trung lưu ngày càng đông đang khiến các quốcgia Đông Nam Á ngày càng trở nên hấp dẫn.
Đó là đánh giá của Trưởng Đại diện của Cơ quan Phát triển xuấtkhẩu Canada (EDC) tại châu Á, Rob Simmons, theo báo Thư tín địa cầu ngày 21/2.
Khu vực này là một thị trường thay thế cho Trung Quốc và là một "bàn đạp"đáng tin cậy để các công ty Canada xâm nhập vào thị trường châu Á rộng hơn.
Ông Simmons nói: "Trung Quốc đang là động lực tăng trưởng tại châu Á,nhưng có nhiều điều hiện đang diễn ra tại Đông Nam Á, khiến thị trường này trởnên hấp dẫn. Tại Đông Nam Á có nhiều quốc gia đa dạng, từ những nước được xếphạng tín dụng AAA như Singapore, đến các nước còn kém phát triển như Lào,Campuchia và Myanmar."
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có dân số hơn 550 triệu người vàcó sản lượng kinh tế hàng năm 2.100 tỷ USD. Chỉ riêng sản lượng kinh tế củaIndonesia đã đạt khoảng 1.000 tỷ USD/năm.
Nhiều doanh nghiệp quốc tế, trong đó có những công ty sản xuất phụ tùng ôtô và các loại hàng hóa tiêu dùng, đang chuyển các dây chuyền sản xuất từ TrungQuốc sang các nước như Thái Lan, có mức chi phí lao động tương tự, nhưng lại cócơ sở hạ tầng tốt hơn. Theo ông Simmons, Đông Nam Á là một thị trường chỉ vừabắt đầu tiến triển và có nhiều thay đổi.
Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 của Canada với ASEAN đạt 15,5 tỷUSD, nhưng Canada tiếp tục bị thâm hụt thương mại lớn, và xuất khẩu vẫn chủ yếutập trung vào các mặt hàng như lúa mỳ, than đá và bồ tạt.
Hơn 50% hoạt động xuất khẩu của Canada sang ASEAN do EDC, cơ quan tín dụngxuất khẩu hoàn toàn thuộc sở hữu của Chính phủ Canada, chuyên cung cấp các dịchvụ tài chính và quản lý rủi ro cho các nhà xuất khẩu và đầu tư Canada, tài trợ.
Ông Simmons cho biết Canada hiện vẫn được khu vực Đông Nam Á coi là mộtnhà cung cấp những hàng hóa mà các nước trong khu vực cần để tăng trưởng kinhtế.
Tuy vậy, việc liệu "bản thân thương hiệu Canada có đủ tốt" tại châu Á haykhông vẫn là một câu hỏi có tính pháp lý, do Canada vẫn thiếu các tập đoàn đaquốc gia lớn và nổi tiếng.
Đông Nam Á đang đêm đến những cơ hội cho các công ty Canada trong ngànhviễn thông, phụ tùng ôtô, công nghệ sạch, vũ trụ, vận chuyển công cộng, chếbiến thực phẩm và chăm sóc y tế.
Ông Simmons nhấn mạnh "hàng hóa là quan trọng, nhưng chúng tôi mong muốnkhuyến khích những liên kết sâu sắc hơn với châu Á và có thêm những sản phẩm giátrị gia tăng"./.
Đó là đánh giá của Trưởng Đại diện của Cơ quan Phát triển xuấtkhẩu Canada (EDC) tại châu Á, Rob Simmons, theo báo Thư tín địa cầu ngày 21/2.
Khu vực này là một thị trường thay thế cho Trung Quốc và là một "bàn đạp"đáng tin cậy để các công ty Canada xâm nhập vào thị trường châu Á rộng hơn.
Ông Simmons nói: "Trung Quốc đang là động lực tăng trưởng tại châu Á,nhưng có nhiều điều hiện đang diễn ra tại Đông Nam Á, khiến thị trường này trởnên hấp dẫn. Tại Đông Nam Á có nhiều quốc gia đa dạng, từ những nước được xếphạng tín dụng AAA như Singapore, đến các nước còn kém phát triển như Lào,Campuchia và Myanmar."
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có dân số hơn 550 triệu người vàcó sản lượng kinh tế hàng năm 2.100 tỷ USD. Chỉ riêng sản lượng kinh tế củaIndonesia đã đạt khoảng 1.000 tỷ USD/năm.
Nhiều doanh nghiệp quốc tế, trong đó có những công ty sản xuất phụ tùng ôtô và các loại hàng hóa tiêu dùng, đang chuyển các dây chuyền sản xuất từ TrungQuốc sang các nước như Thái Lan, có mức chi phí lao động tương tự, nhưng lại cócơ sở hạ tầng tốt hơn. Theo ông Simmons, Đông Nam Á là một thị trường chỉ vừabắt đầu tiến triển và có nhiều thay đổi.
Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 của Canada với ASEAN đạt 15,5 tỷUSD, nhưng Canada tiếp tục bị thâm hụt thương mại lớn, và xuất khẩu vẫn chủ yếutập trung vào các mặt hàng như lúa mỳ, than đá và bồ tạt.
Hơn 50% hoạt động xuất khẩu của Canada sang ASEAN do EDC, cơ quan tín dụngxuất khẩu hoàn toàn thuộc sở hữu của Chính phủ Canada, chuyên cung cấp các dịchvụ tài chính và quản lý rủi ro cho các nhà xuất khẩu và đầu tư Canada, tài trợ.
Ông Simmons cho biết Canada hiện vẫn được khu vực Đông Nam Á coi là mộtnhà cung cấp những hàng hóa mà các nước trong khu vực cần để tăng trưởng kinhtế.
Tuy vậy, việc liệu "bản thân thương hiệu Canada có đủ tốt" tại châu Á haykhông vẫn là một câu hỏi có tính pháp lý, do Canada vẫn thiếu các tập đoàn đaquốc gia lớn và nổi tiếng.
Đông Nam Á đang đêm đến những cơ hội cho các công ty Canada trong ngànhviễn thông, phụ tùng ôtô, công nghệ sạch, vũ trụ, vận chuyển công cộng, chếbiến thực phẩm và chăm sóc y tế.
Ông Simmons nhấn mạnh "hàng hóa là quan trọng, nhưng chúng tôi mong muốnkhuyến khích những liên kết sâu sắc hơn với châu Á và có thêm những sản phẩm giátrị gia tăng"./.
Dương Hoa (TTXVN)