Ngày 26/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Canada là một trong các quốc gia có môi trường tốt nhất trên thế giới.
Trong khi đó các thành phố ở Iran, Ấn Độ và Pakistan có môi trường không khí ô nhiễm nhất trên hành tinh.
Theo chuẩn của WHO, lượng PM10 trong không khí ở mức tương đương hoặc thấp hơn 20 microgram/m3 không khí. Ở Canada, trung bình hàng năm lượng PM10 chỉ ở mức 13 microgram/m3 không khí.
Thành phố được ghi nhận có môi trường không khí tồi tệ nhất ở Canada là Sarnia, hàm lượng PM10 trong không khí cũng chỉ là 21 microgram/m3.
Theo các chuyên gia, hầu hết các thành phố ở Canada được hưởng lợi từ mật độ dân số thấp, khí hậu thuận lợi và Canada cũng có các quy định chặt chẽ hơn về môi trường.
Thành phố mà WHO đánh giá có môi trường không khí ô nhiễm nhất thế giới là Ahvaz, ở phía Tây Nam Iran. Tỷ lệ PM10 trong không khí tại Ahvaz trung bình hàng năm lên đến 372 microgram/m3.
Các nhà nghiên cứu cho biết PM10 là hạt bụi, có kích thước nhỏ hơn 10mm, là những chất dễ bị hít thở sâu vào cơ thể, thường phát sinh trực tiếp từ các nhà máy điện và khí thải tự động. Loại bụi này có thể xâm nhập vào phổi gây ra các căn bệnh như ung thư, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Và chúng cũng có thể nhiễm vào máu gây ra các bệnh về tim./.
Trong khi đó các thành phố ở Iran, Ấn Độ và Pakistan có môi trường không khí ô nhiễm nhất trên hành tinh.
Theo chuẩn của WHO, lượng PM10 trong không khí ở mức tương đương hoặc thấp hơn 20 microgram/m3 không khí. Ở Canada, trung bình hàng năm lượng PM10 chỉ ở mức 13 microgram/m3 không khí.
Thành phố được ghi nhận có môi trường không khí tồi tệ nhất ở Canada là Sarnia, hàm lượng PM10 trong không khí cũng chỉ là 21 microgram/m3.
Theo các chuyên gia, hầu hết các thành phố ở Canada được hưởng lợi từ mật độ dân số thấp, khí hậu thuận lợi và Canada cũng có các quy định chặt chẽ hơn về môi trường.
Thành phố mà WHO đánh giá có môi trường không khí ô nhiễm nhất thế giới là Ahvaz, ở phía Tây Nam Iran. Tỷ lệ PM10 trong không khí tại Ahvaz trung bình hàng năm lên đến 372 microgram/m3.
Các nhà nghiên cứu cho biết PM10 là hạt bụi, có kích thước nhỏ hơn 10mm, là những chất dễ bị hít thở sâu vào cơ thể, thường phát sinh trực tiếp từ các nhà máy điện và khí thải tự động. Loại bụi này có thể xâm nhập vào phổi gây ra các căn bệnh như ung thư, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Và chúng cũng có thể nhiễm vào máu gây ra các bệnh về tim./.
(TTXVN/Vietnam+)