Trước những lo ngại rằng các ngân hàng càng lớn, rủi ro sụp đổ sẽ ảnh hưởng càng nhiều đến nền kinh tế và người nộp thuế Canada, chính phủ nước này đã đưa ra kế hoạch buộc các ngân hàng lớn nhất nước phải gia tăng tỷ lệ dự trữ vốn, với một khoản phụ phí 1%.
Các phương tiện truyền thông Canada ngày 26/3 đã đăng tải thông báo từ Văn phòng Quản lý các Tổ chức Tài chính Canada (OSFI) cho biết, cơ quan này đã xác định 6 ngân hàng hiện đang thống trị lĩnh vực dịch vụ tài chính của Canada, bao gồm Ngân hàng Montreal (BMO), Ngân hàng Nova Scotia, Ngân hàng Thương mại (CIBC), Ngân hàng Quốc gia Canada, Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) và Ngân hàng Toronto-Dominion (TD) là các ngân hàng đặc biệt quan trọng đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế Canada, sẽ buộc phải tăng tỷ lệ dự trữ vốn cao hơn, với một khoản phụ phí 1%, bắt đầu từ đầu năm 2016.
Theo các nhà hoạch định chính sách Canada, những điều chỉnh mới đối với các ngân hàng của nước này, một phần để đáp ứng cái gọi là quy tắc ngân hàng Basel III đã được các nhà quản lý quốc tế đề xuất trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính, một phần là một trong những nỗ lực của chính phủ Bảo thủ nhằm bảo vệ hệ thống tài chính trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng rộng lớn hơn.
Trong số 6 ngân hàng lớn của Canada, Ngân hàng Montreal đang có tỷ lệ vốn dự trữ cao nhất là 9,4% và Ngân hàng quốc gia có tỷ lệ vốn dự trữ thấp nhất, ở mức 7,9%.
Theo John Aiken, chuyên gia phân tích của Barclays, việc tăng tỷ lệ dự trữ vốn của các ngân hàng theo hướng dẫn của Basel III và một thực tế là quá trình chuyển đổi sẽ phải thực hiện trong vòng 3 năm, sẽ không gây khó khăn cho các ngân hàng của Canada.
Mặc dù có không ít những phản ứng cho rằng sự nghiêm ngặt của quy định mới có thể làm giảm sức cạnh tranh của các ngân hàng Canada đối với những người khác, nhưng hầu hết các ngân hàng đều thừa nhận rằng nếu các tiêu chuẩn được thực hiện đầy đủ trên tất cả các khu vực pháp lý sẽ đảm bảo được sự ổn định và tăng cường sức mạnh cho hệ thống tài chính trên toàn cầu./.
Các phương tiện truyền thông Canada ngày 26/3 đã đăng tải thông báo từ Văn phòng Quản lý các Tổ chức Tài chính Canada (OSFI) cho biết, cơ quan này đã xác định 6 ngân hàng hiện đang thống trị lĩnh vực dịch vụ tài chính của Canada, bao gồm Ngân hàng Montreal (BMO), Ngân hàng Nova Scotia, Ngân hàng Thương mại (CIBC), Ngân hàng Quốc gia Canada, Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) và Ngân hàng Toronto-Dominion (TD) là các ngân hàng đặc biệt quan trọng đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế Canada, sẽ buộc phải tăng tỷ lệ dự trữ vốn cao hơn, với một khoản phụ phí 1%, bắt đầu từ đầu năm 2016.
Theo các nhà hoạch định chính sách Canada, những điều chỉnh mới đối với các ngân hàng của nước này, một phần để đáp ứng cái gọi là quy tắc ngân hàng Basel III đã được các nhà quản lý quốc tế đề xuất trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính, một phần là một trong những nỗ lực của chính phủ Bảo thủ nhằm bảo vệ hệ thống tài chính trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng rộng lớn hơn.
Trong số 6 ngân hàng lớn của Canada, Ngân hàng Montreal đang có tỷ lệ vốn dự trữ cao nhất là 9,4% và Ngân hàng quốc gia có tỷ lệ vốn dự trữ thấp nhất, ở mức 7,9%.
Theo John Aiken, chuyên gia phân tích của Barclays, việc tăng tỷ lệ dự trữ vốn của các ngân hàng theo hướng dẫn của Basel III và một thực tế là quá trình chuyển đổi sẽ phải thực hiện trong vòng 3 năm, sẽ không gây khó khăn cho các ngân hàng của Canada.
Mặc dù có không ít những phản ứng cho rằng sự nghiêm ngặt của quy định mới có thể làm giảm sức cạnh tranh của các ngân hàng Canada đối với những người khác, nhưng hầu hết các ngân hàng đều thừa nhận rằng nếu các tiêu chuẩn được thực hiện đầy đủ trên tất cả các khu vực pháp lý sẽ đảm bảo được sự ổn định và tăng cường sức mạnh cho hệ thống tài chính trên toàn cầu./.
Thanh Hải (TTXVN)