Các nhà nghiên cứu Canada ngày 16/1 cho biết họ đã bắt đầu triển khai việc áp dụng công nghệ hình ảnh ba chiều (3D) vào việc điều trị ung thư phổi nhằm giúp các chuyên gia y tế có thể chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả hơn cho các bệnh nhân mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Trao đổi với báo giới, các chuyên gia đến từ Cơ quan điều trị ung thư British Columbia (BC) của Canada cho biết công nghệ 3D đóng vai trò như một thiết bị định vị toàn cầu GPS, cung cấp các chỉ dẫn cụ thể thông qua việc chụp lại hình ảnh 3D của phổi, từ đó giúp các bác sỹ xác định và kiểm tra mức độ xâm lấn của các khối u.
Theo họ, việc áp dụng công nghệ này sẽ giúp nâng cao độ chính xác từ 30% đến 80% trong phép soi phế quản đối với những tổn thương nhỏ trong phổi so với phương pháp làm sinh thiết theo cách truyền thống. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ này đặc biệt hữu ích trong trường hợp các khối u nhỏ hơn 2cm và nằm ở mặt ngoài của phổi.
Trước đây, để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư phổi, các bác sỹ chuyên khoa ung thư thường phải dựa vào hình ảnh hai chiều (2D) để xác định vị trí khối u thông qua việc chụp X-quang phổi tìm hình ảnh bóng mờ hoặc sử dụng phương pháp chụp cắt lớp (CT).
Việc áp dụng công nghệ 3D này hứa hẹn sẽ mở ra triển vọng tốt giúp các chuyên gia y tế có thể phát hiện sớm các khối u nhỏ cũng như đánh giá mức độ xâm lấn của khối u trong phổi, từ đó có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp đối với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong tất cả các bệnh ung thư. Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng ung thư phổi thường rất nghèo nàn và không điển hình, khiến cho việc chẩn đoán hết sức khó khăn.
Theo các nhà khoa học, nếu được phát hiện sớm, khả năng sống sót đối với bệnh nhân ung thư phổi rất cao. Tuy nhiên, số liệu thống kê gần đây cho thấy chỉ có 15% số trường hợp mắc bệnh được phát hiện trước khi căn bệnh chết người này bắt đầu di căn./.
Trao đổi với báo giới, các chuyên gia đến từ Cơ quan điều trị ung thư British Columbia (BC) của Canada cho biết công nghệ 3D đóng vai trò như một thiết bị định vị toàn cầu GPS, cung cấp các chỉ dẫn cụ thể thông qua việc chụp lại hình ảnh 3D của phổi, từ đó giúp các bác sỹ xác định và kiểm tra mức độ xâm lấn của các khối u.
Theo họ, việc áp dụng công nghệ này sẽ giúp nâng cao độ chính xác từ 30% đến 80% trong phép soi phế quản đối với những tổn thương nhỏ trong phổi so với phương pháp làm sinh thiết theo cách truyền thống. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ này đặc biệt hữu ích trong trường hợp các khối u nhỏ hơn 2cm và nằm ở mặt ngoài của phổi.
Trước đây, để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư phổi, các bác sỹ chuyên khoa ung thư thường phải dựa vào hình ảnh hai chiều (2D) để xác định vị trí khối u thông qua việc chụp X-quang phổi tìm hình ảnh bóng mờ hoặc sử dụng phương pháp chụp cắt lớp (CT).
Việc áp dụng công nghệ 3D này hứa hẹn sẽ mở ra triển vọng tốt giúp các chuyên gia y tế có thể phát hiện sớm các khối u nhỏ cũng như đánh giá mức độ xâm lấn của khối u trong phổi, từ đó có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp đối với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong tất cả các bệnh ung thư. Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng ung thư phổi thường rất nghèo nàn và không điển hình, khiến cho việc chẩn đoán hết sức khó khăn.
Theo các nhà khoa học, nếu được phát hiện sớm, khả năng sống sót đối với bệnh nhân ung thư phổi rất cao. Tuy nhiên, số liệu thống kê gần đây cho thấy chỉ có 15% số trường hợp mắc bệnh được phát hiện trước khi căn bệnh chết người này bắt đầu di căn./.
(TTXVN)