Tiếp tục phiên họp thứ 33, chiều 21/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào dự án Luật Khiếu nại tập trung vào phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, khiếu nại đông người, luật sư tham gia vào giải quyết khiếu nại, trình tư giải quyết khiếu nại…
Đặc biệt, việc có hay không nên tách riêng Luật Khiếu nại tố cáo thành Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo để trình Quốc hội trong kỳ họp tới đã nhận được nhiều ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Khiếu nại và nhấn mạnh việc xây dựng Luật nhằm góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân vì vậy cần phải coi đây là một nguyên tắc quan trọng và cần được nhấn mạnh trong quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật.
Tuy nhiên, trong dự án luật Khiếu nại và dự án Luật Tố tụng hành chính sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 đang có những vấn đề không thống nhất. Dự án Luật Tố tụng hành chính quy định cơ chế giải quyết gồm hai giai đoạn là giải quyết khiếu nại lần đầu và giải quyết khiếu nại lần hai; còn dự án Luật Khiếu nại quy định cơ chế giải quyết khiếu nại một lần (lần đầu là xem xét lại, lần hai mới là giải quyết khiếu nại)...
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhận định những nội dung sửa đổi, bổ sung của dự án Luật về cơ bản không khác so với cơ chế giải quyết khiếu nại của pháp luật hiện hành - một cơ chế đã tồn tại trên 30 năm với tính nhân văn là tạo cơ hội cho người bị khiếu nại sửa sai, nhưng trên thực tế đã không có hiệu quả…
Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận khẳng định tuy chưa thẩm tra dự án Luật Tố cao nhưng qua tiếp cận, cả hai dự thảo Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo không có nội dung gì khác so với Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành… và đề nghị chưa trình ra Quốc hội xem xét.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển và Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng đề nghị cần sửa luật một cách căn cơ chứ đơn thuần tách ra thì chưa đủ điều kiện để xem xét. Khi tách hai luật cần làm rõ việc giải quyết đơn như thế nào, bởi trong đơn thường có cả khiếu nại và tố cáo, cần có tổng kết nghiêm túc về tình hình khiếu nại tố cáo…
Bày tỏ đồng tình với việc tách riêng hai Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba vẫn nhận định Luật mới không khác so với Luật Khiếu nại, tố cáo, trong khi báo cáo tổng kết thi hành Luật lại đưa ra nhiều tồn tại.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền cho rằng thời gian qua có nhiều vấn đề vướng mắc mà Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành không giải quyết được. Luật mới phải khắc phục, xử lý được những bất cập mà luật hiện hành không xử lý được. Việc sửa đổi một số điều của luật khác cho phù hợp cũng cần phải xem xét giải quyết. Có như vậy luật ra đời mới giải quyết được những bức xúc trong đời sống xã hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn đề nghị vẫn trình Quốc hội hai dự luật trên nhưng cần chỉnh sửa nội dung cho phù hợp, thống nhất với Luật Tố tụng hành chính và Luật Đất đai, cần nâng cao chất lượng của dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội xem xét cho ý kiến.
Nhiều đại biểu bày tỏ quan điểm và đồng tình với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật quy định khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Các quy định của Luật cũng được áp dụng đối với các cơ quan khác của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng cần làm rõ việc áp dụng Luật Khiếu nại để giải quyết đối với loại khiếu nại nào.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba đặt câu hỏi nếu Luật thu hẹp phạm vi điều chỉnh chỉ giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính như vậy thì những khiếu nại khác sẽ giải quyết ở đâu?
Các Ủy viên cũng cho nhiều ý kiến vào nội dung khiếu nại đông người, luật sư tham gia vào việc giải quyết khiếu nại, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại…
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sửa đổi, bổ sung nâng cao hơn nữa chất lượng dự thảo Luật, đồng thời hoàn chỉnh lại Tờ trình ra Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp tới./.
Đặc biệt, việc có hay không nên tách riêng Luật Khiếu nại tố cáo thành Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo để trình Quốc hội trong kỳ họp tới đã nhận được nhiều ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Khiếu nại và nhấn mạnh việc xây dựng Luật nhằm góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân vì vậy cần phải coi đây là một nguyên tắc quan trọng và cần được nhấn mạnh trong quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật.
Tuy nhiên, trong dự án luật Khiếu nại và dự án Luật Tố tụng hành chính sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 đang có những vấn đề không thống nhất. Dự án Luật Tố tụng hành chính quy định cơ chế giải quyết gồm hai giai đoạn là giải quyết khiếu nại lần đầu và giải quyết khiếu nại lần hai; còn dự án Luật Khiếu nại quy định cơ chế giải quyết khiếu nại một lần (lần đầu là xem xét lại, lần hai mới là giải quyết khiếu nại)...
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhận định những nội dung sửa đổi, bổ sung của dự án Luật về cơ bản không khác so với cơ chế giải quyết khiếu nại của pháp luật hiện hành - một cơ chế đã tồn tại trên 30 năm với tính nhân văn là tạo cơ hội cho người bị khiếu nại sửa sai, nhưng trên thực tế đã không có hiệu quả…
Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận khẳng định tuy chưa thẩm tra dự án Luật Tố cao nhưng qua tiếp cận, cả hai dự thảo Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo không có nội dung gì khác so với Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành… và đề nghị chưa trình ra Quốc hội xem xét.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển và Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng đề nghị cần sửa luật một cách căn cơ chứ đơn thuần tách ra thì chưa đủ điều kiện để xem xét. Khi tách hai luật cần làm rõ việc giải quyết đơn như thế nào, bởi trong đơn thường có cả khiếu nại và tố cáo, cần có tổng kết nghiêm túc về tình hình khiếu nại tố cáo…
Bày tỏ đồng tình với việc tách riêng hai Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba vẫn nhận định Luật mới không khác so với Luật Khiếu nại, tố cáo, trong khi báo cáo tổng kết thi hành Luật lại đưa ra nhiều tồn tại.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền cho rằng thời gian qua có nhiều vấn đề vướng mắc mà Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành không giải quyết được. Luật mới phải khắc phục, xử lý được những bất cập mà luật hiện hành không xử lý được. Việc sửa đổi một số điều của luật khác cho phù hợp cũng cần phải xem xét giải quyết. Có như vậy luật ra đời mới giải quyết được những bức xúc trong đời sống xã hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn đề nghị vẫn trình Quốc hội hai dự luật trên nhưng cần chỉnh sửa nội dung cho phù hợp, thống nhất với Luật Tố tụng hành chính và Luật Đất đai, cần nâng cao chất lượng của dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội xem xét cho ý kiến.
Nhiều đại biểu bày tỏ quan điểm và đồng tình với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật quy định khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Các quy định của Luật cũng được áp dụng đối với các cơ quan khác của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng cần làm rõ việc áp dụng Luật Khiếu nại để giải quyết đối với loại khiếu nại nào.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba đặt câu hỏi nếu Luật thu hẹp phạm vi điều chỉnh chỉ giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính như vậy thì những khiếu nại khác sẽ giải quyết ở đâu?
Các Ủy viên cũng cho nhiều ý kiến vào nội dung khiếu nại đông người, luật sư tham gia vào việc giải quyết khiếu nại, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại…
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sửa đổi, bổ sung nâng cao hơn nữa chất lượng dự thảo Luật, đồng thời hoàn chỉnh lại Tờ trình ra Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp tới./.
Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)