Ngày 5/12, tại Đại học Kinh tế - Luật (thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã khai mạc hội thảo khoa học “Thể chế và vai trò của thể chế trong phát triển kinh tế tại Việt Nam,” với sự tham dự của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và doanh nhân.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về thể chế và vai trò của thể chế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực trạng vấn đề thể chế và cải cách thể chế trong hơn 25 năm đổi mới và phát triển kinh tế; đưa ra những quan điểm, giải pháp cải cách thể chế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Hầu hết các đại biểu đều cho rằng, mặc dù thể chế kinh tế Việt Nam không ngừng được đổi mới trong suốt 25 năm qua, nhưng vẫn cần phải tiếp tục được hoàn thiện để trở thành động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để tái cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập ngày càng sâu hơn với kinh tế khu vực và quốc tế.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Luân, Đại học Kinh tế-Luật nhấn mạnh việc cải cách thể chế nhằm tháo gỡ mọi trở ngại, tạo thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho sự phát triển; đồng thời khuyến khích các hình thức tổ chức kinh doanh, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu.
Theo ông Luân, việc đổi mới tư duy và cải cách thể chế hiện nay là khâu then chốt để thúc đẩy việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế và tiến bộ xã hội ở Việt Nam. Cải cách thể chế cần được bổ sung vào chương trình hoạt động của Quốc hội như một bộ phận của đề án tổng thể tái cơ cấu lại nền kinh tế. Để cơ cấu lại nền kinh tế thành công, việc đổi mới tư duy về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là điều hết sức quan trọng và cấp bách.
Ông Luân đề xuất, cần lập cơ quan phòng chống tham nhũng độc lập, hoạt động theo luật pháp dưới sự giám sát của Quốc hội và được pháp luật bảo vệ trong hoạt động theo khuôn khổ luật pháp.
Tiến sỹ Phan Đức Dũng, Đại học Kinh tế-Luật cho rằng để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, cần xây dựng một thể chế đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tôn trọng quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Quyền sở hữu phải rõ ràng, không mơ hồ. Nhà nước cần bảo vệ quyền sở hữu. Ngoài ra, thể chế cũng cần thiết để bảo đảm thông tin thị trường lưu chuyển tự do. Các thông tin liên quan đến sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, các khoản nợ không có khả năng thanh toán cần được thông tin kịp thời và đầy đủ./.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về thể chế và vai trò của thể chế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực trạng vấn đề thể chế và cải cách thể chế trong hơn 25 năm đổi mới và phát triển kinh tế; đưa ra những quan điểm, giải pháp cải cách thể chế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Hầu hết các đại biểu đều cho rằng, mặc dù thể chế kinh tế Việt Nam không ngừng được đổi mới trong suốt 25 năm qua, nhưng vẫn cần phải tiếp tục được hoàn thiện để trở thành động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để tái cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập ngày càng sâu hơn với kinh tế khu vực và quốc tế.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Luân, Đại học Kinh tế-Luật nhấn mạnh việc cải cách thể chế nhằm tháo gỡ mọi trở ngại, tạo thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho sự phát triển; đồng thời khuyến khích các hình thức tổ chức kinh doanh, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu.
Theo ông Luân, việc đổi mới tư duy và cải cách thể chế hiện nay là khâu then chốt để thúc đẩy việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế và tiến bộ xã hội ở Việt Nam. Cải cách thể chế cần được bổ sung vào chương trình hoạt động của Quốc hội như một bộ phận của đề án tổng thể tái cơ cấu lại nền kinh tế. Để cơ cấu lại nền kinh tế thành công, việc đổi mới tư duy về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là điều hết sức quan trọng và cấp bách.
Ông Luân đề xuất, cần lập cơ quan phòng chống tham nhũng độc lập, hoạt động theo luật pháp dưới sự giám sát của Quốc hội và được pháp luật bảo vệ trong hoạt động theo khuôn khổ luật pháp.
Tiến sỹ Phan Đức Dũng, Đại học Kinh tế-Luật cho rằng để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, cần xây dựng một thể chế đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tôn trọng quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Quyền sở hữu phải rõ ràng, không mơ hồ. Nhà nước cần bảo vệ quyền sở hữu. Ngoài ra, thể chế cũng cần thiết để bảo đảm thông tin thị trường lưu chuyển tự do. Các thông tin liên quan đến sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, các khoản nợ không có khả năng thanh toán cần được thông tin kịp thời và đầy đủ./.
Gia Thuận (TTXVN)