Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, sáng 31/10, Quốc hội họp toàn thể nghe báo cáo về việc thực hiện dự án “Trồng mới 5 triệu ha rừng” và thảo luận dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2012.
Giám sát tối cao góp phần nâng cao công tác lập pháp
Đánh giá tình hình thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011, các đại biểu đồng tình, mặc dù năm 2011 là năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ nhưng hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội vẫn được chú trọng, tiếp tục có những cải tiến về quy trình, thủ tục, cách thức giám sát; đạt được những kết quả tích cực; hoàn thành chương trình, kế hoạch đề ra.
Hoạt động giám sát của Quốc hội đã có tác động tích cực, làm chuyển biến mạnh mẽ nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội, được cử tri đánh giá cao. Kết quả hoạt động giám sát tối cao đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Các đại biểu cơ bản nhất trí với dự kiến chương trình hoạt động giám sát năm 2012, đồng thời đề xuất, kiến nghị một số nội dung, chuyên đề, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và nguyện vọng của đông đảo cử tri.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) nhấn mạnh giám sát là chức năng cơ bản, quan trọng, là hoạt động đặc thù của cơ quan dân cử, được cử tri cả nước rất quan tâm.
Đại biểu nhất trí với số lượng chuyên đề giám sát năm 2012 như Tờ trình: Quốc hội giám sát 2 chuyên đề; Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 3 chuyên đề; Hội đồng Dân tộc giám sát 2-3 chuyên đề, các Ủy ban giám sát 1-2 chuyên đề.
Về việc lựa chọn nội dung giám sát, đại biểu cơ bản nhất trí với 5 nhóm vấn đề như đã nêu trong Tờ trình và đề nghị bổ sung thêm 1 tiêu chí cơ bản là lựa chọn những vấn đề có tác động đến việc chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô một cách bền vững. Đại biểu nhất trí chọn chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn để tiến hành giám sát tại 2 kỳ họp trong năm 2012 vì đây là lĩnh vực quan trọng đối với kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo đại biểu, nên bổ sung chuyên đề giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế bởi đây đang là vấn đề được cử tri đặc biệt quan tâm.
Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng, việc theo dõi, đánh giá thực hiện các kiến nghị sau giám sát còn chưa làm được nhiều và đề nghị cần mở rộng sự tham gia của cử tri và báo chí vào hoạt động giám sát của Quốc hội. Theo đại biểu, báo chí và công tác truyền thông có tác động mạnh mẽ của trong việc nâng cao hiệu quả, tạo thêm sức mạnh cho hoạt động giám sát của Quốc hội. Qua cầu nối này, hoạt động giám sát của Quốc hội cũng được cải tiến mạnh mẽ hơn.
Đại biểu cũng đề nghị mở rộng quyền thông tin của báo chí đối với hoạt động của Quốc hội. Về dự kiến chương trình giám sát năm 2012, đại biểu Lê Thị Nga cũng thống nhất lựa chọn chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đề xuất thêm một chuyên đề về việc chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông bởi đây đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, đe dọa đến sự an toàn của mỗi người dân.
Tán thành phân tích của đại biểu Lê Thị Nga, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đề nghị cần lựa chọn thêm chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông, giải quyết ách tắc giao thông để giám sát trong năm 2012. Đây là vấn đề thực sự nóng bỏng, cần sự vào cuộc của Quốc hội để đáp ứng nguyện vọng của cử tri, nhân dân.
Đại biểu Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long) đề nghị cần tăng cường thêm các chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tăng hiệu quả, sức lan tỏa và tác động tạo chuyển biến, đột phá căn bản, sâu sắc. Đại biểu Hồ Trọng Ngũ cũng cho rằng, trật tự an toàn giao thông là vấn đề của toàn xã hội, đòi hỏi tiếp tục giám sát bởi nếu không giải quyết tốt, sẽ không thực hiện được các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh. Nếu có giám sát một cách đồng bộ sẽ giúp chuyển biến tốt trong lĩnh vực này.
Đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang) cũng nhất trí với việc lựa chọn chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn với 2 vấn đề “nóng” hiện nay là đất đai và đầu tư.
Một chuyên đề nữa được đại biểu đề xuất cũng là về chủ đề thực thi chính sách pháp luật về phát triển cơ sở hạ tầng và đảm bảo an toàn giao thông. Trong đó, cần nhận rõ, nếu chỉ đặt vấn đề giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông thì mới giải quyết được phần ngọn mà chưa giải quyết được phần gốc của vấn đề là cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảo.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) và nhiều đại biểu khác bày tỏ băn khoăn vì kết quả giải quyết những kiến nghị sau giám sát chưa được đề cập một cách sâu sắc và cho rằng “hậu giám sát” là một vấn đề cần được quan tâm. Đại biểu không đồng ý với đề xuất hạn chế giám sát của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, bởi đây là những cơ quan chuyên sâu, nắm rất rõ lĩnh vực, cần được tăng cường.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh cho rằng, cần mở rộng loại hình giám sát, đặc biệt về những vấn đề nổi cộm mà cử tri và nhân dân quan tâm; tăng cường giám sát việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cử tri và nhân dân.
Cần giải pháp tổng thể giải quyết nạn chặt phá rừng
Theo Báo cáo của Chính phủ, những năm qua công tác bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả quan trọng, thể hiện trên cả 3 mặt: số vụ vi phạm giảm (năm 1998 là 62.357 vụ, năm 2010 là 33.857 vụ, giảm 46%); diện tích rừng mất đi do các hành vi vi phạm lâm luật tuy vẫn còn lớn nhưng cũng đã có xu hướng giảm; diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng cũng có xu hướng giảm (giai đoạn 2006-2010 bình quân 2.032ha/năm so với 7.784ha/năm giai đoạn 1998-2000).
Trong 5 năm (2006-2010) đã khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng đạt 115% kế hoạch, đến nay đã có thêm 540.000ha thành rừng; trồng rừng đạt 114% kế hoạch. Tính cả 2 giai đoạn (1998-2010), tổng diện tích rừng đã trồng và khoanh nuôi tái sinh được 4.675.006ha, đạt 93,5% kế hoạch. Tổng diện tích rừng cả nước đã liên tục tăng lên, độ che phủ rừng tăng từ 32% năm 1998 lên 39,5% năm 2010 trong khi nhiều nước trên thế giới tỷ lệ này thấp.
Nhờ thực hiện dự án, trong nước đã bước đầu hình thành vùng nguyên liệu, tăng nguồn cung cấp gỗ, củi cho tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu. Dự án đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, diện tích đất trống, đồi núi trọc còn nhiều (hơn 2,8 triệu ha); tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra phức tạp. Chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng của một số trạng thái rừng tự nhiên giảm hoặc tăng chậm...
Chính phủ cho rằng, việc xây dựng và triển khai Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 là rất cần thiết. Mục tiêu đặt ra là tăng độ che phủ rừng lên 42-43% vào năm 2015 và 44-45% vào năm 2020; đến năm 2020, GDP của ngành lâm nghiệp đạt khoảng 3%...
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đánh giá cao những kết quả đạt được của Dự án trên nhiều mặt kinh tế-xã hội đồng thời phân tích một số tồn tại, hạn chế chủ yếu như công tác lập quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch đất lâm nghiệp và quy hoạch 3 loại rừng còn chậm; việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp thực hiện chưa tốt, chậm tiến độ. Việc cấp vốn ngân sách nhà nước cho Dự án còn chậm, cơ chế, chính sách cho vay vốn tín dụng còn bất cập. Việc tổ chức thực hiện chuyển đổi lâm trường quốc doanh còn lúng túng.
Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ có giải pháp tổng thể giải quyết tình trạng cháy rừng, chặt phá rừng trái pháp luật; sớm ban hành chính sách khai thác đối với những diện tích rừng đến chu kỳ thu hoạch; đổi mới mô hình quản lý rừng theo chức năng từng loại rừng; khẩn trương hoàn thành việc rà soát, cắm mốc diện tích 3 loại rừng trên thực địa.../.
Giám sát tối cao góp phần nâng cao công tác lập pháp
Đánh giá tình hình thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011, các đại biểu đồng tình, mặc dù năm 2011 là năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ nhưng hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội vẫn được chú trọng, tiếp tục có những cải tiến về quy trình, thủ tục, cách thức giám sát; đạt được những kết quả tích cực; hoàn thành chương trình, kế hoạch đề ra.
Hoạt động giám sát của Quốc hội đã có tác động tích cực, làm chuyển biến mạnh mẽ nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội, được cử tri đánh giá cao. Kết quả hoạt động giám sát tối cao đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Các đại biểu cơ bản nhất trí với dự kiến chương trình hoạt động giám sát năm 2012, đồng thời đề xuất, kiến nghị một số nội dung, chuyên đề, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và nguyện vọng của đông đảo cử tri.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) nhấn mạnh giám sát là chức năng cơ bản, quan trọng, là hoạt động đặc thù của cơ quan dân cử, được cử tri cả nước rất quan tâm.
Đại biểu nhất trí với số lượng chuyên đề giám sát năm 2012 như Tờ trình: Quốc hội giám sát 2 chuyên đề; Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 3 chuyên đề; Hội đồng Dân tộc giám sát 2-3 chuyên đề, các Ủy ban giám sát 1-2 chuyên đề.
Về việc lựa chọn nội dung giám sát, đại biểu cơ bản nhất trí với 5 nhóm vấn đề như đã nêu trong Tờ trình và đề nghị bổ sung thêm 1 tiêu chí cơ bản là lựa chọn những vấn đề có tác động đến việc chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô một cách bền vững. Đại biểu nhất trí chọn chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn để tiến hành giám sát tại 2 kỳ họp trong năm 2012 vì đây là lĩnh vực quan trọng đối với kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo đại biểu, nên bổ sung chuyên đề giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế bởi đây đang là vấn đề được cử tri đặc biệt quan tâm.
Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng, việc theo dõi, đánh giá thực hiện các kiến nghị sau giám sát còn chưa làm được nhiều và đề nghị cần mở rộng sự tham gia của cử tri và báo chí vào hoạt động giám sát của Quốc hội. Theo đại biểu, báo chí và công tác truyền thông có tác động mạnh mẽ của trong việc nâng cao hiệu quả, tạo thêm sức mạnh cho hoạt động giám sát của Quốc hội. Qua cầu nối này, hoạt động giám sát của Quốc hội cũng được cải tiến mạnh mẽ hơn.
Đại biểu cũng đề nghị mở rộng quyền thông tin của báo chí đối với hoạt động của Quốc hội. Về dự kiến chương trình giám sát năm 2012, đại biểu Lê Thị Nga cũng thống nhất lựa chọn chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đề xuất thêm một chuyên đề về việc chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông bởi đây đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, đe dọa đến sự an toàn của mỗi người dân.
Tán thành phân tích của đại biểu Lê Thị Nga, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đề nghị cần lựa chọn thêm chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông, giải quyết ách tắc giao thông để giám sát trong năm 2012. Đây là vấn đề thực sự nóng bỏng, cần sự vào cuộc của Quốc hội để đáp ứng nguyện vọng của cử tri, nhân dân.
Đại biểu Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long) đề nghị cần tăng cường thêm các chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tăng hiệu quả, sức lan tỏa và tác động tạo chuyển biến, đột phá căn bản, sâu sắc. Đại biểu Hồ Trọng Ngũ cũng cho rằng, trật tự an toàn giao thông là vấn đề của toàn xã hội, đòi hỏi tiếp tục giám sát bởi nếu không giải quyết tốt, sẽ không thực hiện được các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh. Nếu có giám sát một cách đồng bộ sẽ giúp chuyển biến tốt trong lĩnh vực này.
Đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang) cũng nhất trí với việc lựa chọn chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn với 2 vấn đề “nóng” hiện nay là đất đai và đầu tư.
Một chuyên đề nữa được đại biểu đề xuất cũng là về chủ đề thực thi chính sách pháp luật về phát triển cơ sở hạ tầng và đảm bảo an toàn giao thông. Trong đó, cần nhận rõ, nếu chỉ đặt vấn đề giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông thì mới giải quyết được phần ngọn mà chưa giải quyết được phần gốc của vấn đề là cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảo.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) và nhiều đại biểu khác bày tỏ băn khoăn vì kết quả giải quyết những kiến nghị sau giám sát chưa được đề cập một cách sâu sắc và cho rằng “hậu giám sát” là một vấn đề cần được quan tâm. Đại biểu không đồng ý với đề xuất hạn chế giám sát của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, bởi đây là những cơ quan chuyên sâu, nắm rất rõ lĩnh vực, cần được tăng cường.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh cho rằng, cần mở rộng loại hình giám sát, đặc biệt về những vấn đề nổi cộm mà cử tri và nhân dân quan tâm; tăng cường giám sát việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cử tri và nhân dân.
Cần giải pháp tổng thể giải quyết nạn chặt phá rừng
Theo Báo cáo của Chính phủ, những năm qua công tác bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả quan trọng, thể hiện trên cả 3 mặt: số vụ vi phạm giảm (năm 1998 là 62.357 vụ, năm 2010 là 33.857 vụ, giảm 46%); diện tích rừng mất đi do các hành vi vi phạm lâm luật tuy vẫn còn lớn nhưng cũng đã có xu hướng giảm; diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng cũng có xu hướng giảm (giai đoạn 2006-2010 bình quân 2.032ha/năm so với 7.784ha/năm giai đoạn 1998-2000).
Trong 5 năm (2006-2010) đã khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng đạt 115% kế hoạch, đến nay đã có thêm 540.000ha thành rừng; trồng rừng đạt 114% kế hoạch. Tính cả 2 giai đoạn (1998-2010), tổng diện tích rừng đã trồng và khoanh nuôi tái sinh được 4.675.006ha, đạt 93,5% kế hoạch. Tổng diện tích rừng cả nước đã liên tục tăng lên, độ che phủ rừng tăng từ 32% năm 1998 lên 39,5% năm 2010 trong khi nhiều nước trên thế giới tỷ lệ này thấp.
Nhờ thực hiện dự án, trong nước đã bước đầu hình thành vùng nguyên liệu, tăng nguồn cung cấp gỗ, củi cho tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu. Dự án đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, diện tích đất trống, đồi núi trọc còn nhiều (hơn 2,8 triệu ha); tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra phức tạp. Chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng của một số trạng thái rừng tự nhiên giảm hoặc tăng chậm...
Chính phủ cho rằng, việc xây dựng và triển khai Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 là rất cần thiết. Mục tiêu đặt ra là tăng độ che phủ rừng lên 42-43% vào năm 2015 và 44-45% vào năm 2020; đến năm 2020, GDP của ngành lâm nghiệp đạt khoảng 3%...
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đánh giá cao những kết quả đạt được của Dự án trên nhiều mặt kinh tế-xã hội đồng thời phân tích một số tồn tại, hạn chế chủ yếu như công tác lập quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch đất lâm nghiệp và quy hoạch 3 loại rừng còn chậm; việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp thực hiện chưa tốt, chậm tiến độ. Việc cấp vốn ngân sách nhà nước cho Dự án còn chậm, cơ chế, chính sách cho vay vốn tín dụng còn bất cập. Việc tổ chức thực hiện chuyển đổi lâm trường quốc doanh còn lúng túng.
Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ có giải pháp tổng thể giải quyết tình trạng cháy rừng, chặt phá rừng trái pháp luật; sớm ban hành chính sách khai thác đối với những diện tích rừng đến chu kỳ thu hoạch; đổi mới mô hình quản lý rừng theo chức năng từng loại rừng; khẩn trương hoàn thành việc rà soát, cắm mốc diện tích 3 loại rừng trên thực địa.../.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)