Thành phố Cần Thơ đang triển khai đề án “Sống chung với lũ“ đến năm 2015 nhằm hạn chế tình trạng úng ngập, ngâm lũ kéo dài khi vào mùa mưa.
Theo đó, Cần Thơ hạn chế mức ngập lũ bằng cách đóng toàn bộ các cống ven sông Hậu, đưa dòng chảy thoát theo hệ thống sông rạch, kênh nằm ở phía Tây sông Hậu, thoát ra biển Tây theo hệ thống thoát lũ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Sau đỉnh lũ, sẽ dẫn nước trở lại để tăng phù sa, vệ sinh đồng ruộng.
Cùng với phương án này, thành phố đang khẩn trương hoàn thành và củng cố các cụm dân cư vượt lũ tại các quận huyện, khắc phục các tồn tại về chất lượng nhà ở, đường điện, cấp thoát nước, trường học, trạm xá, chợ nhằm ổn định đời sống của hàng ngàn hộ.
Song song đó, Cần Thơ đầu tư đào mới, nạo vét các kênh trục, kênh cấp II và kênh nội đồng tại 6 quận, huyện, tổng chiều dài hàng trăm km.
Cần Thơ tiếp tục củng cố các công trình kiểm soát lũ Nam Đòn Dong-Bắc Cái Sắn, kênh Ô Môn-Xà No, rạch Ông Tà, kênh Miễu Cũ, Tư Dê, Hàm Tràm, Sình Cầu, Xẻo Cao, Bảy Đởm-Mương Dong nhằm chủ động ngăn và thoát lũ hàng chục ngàn ha đất nông nghiệp; nâng cấp đê bao ngăn lũ tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền kết hợp bảo đảm giao thông nông thôn không bị chia cắt.
Hệ thống tiêu nước vùng ngập lũ Cần Thơ bảo đảm tiêu thoát nước, tự chảy cho diện tích đất trồng lúa hai vụ. Đối với đất trồng lúa 3 vụ, bố trí thêm máy bơm phục vụ tiêu thoát khi cần thiết.
Đối với vườn cây ăn trái ở các huyện Phong Điền, Ô Môn, Thốt Nốt, ven sông Cần Thơ, sông Hậu, được bao ô theo hệ thống sông rạch tự nhiên, tại mỗi cửa lấy nước đều có cống đóng mở hai chiều. Mùa mưa lũ, các cống được đóng khi triều lên và mở ra khi triều xuống.
Phần ngập lũ trong mưa không có khả năng tự chảy sẽ được giải quyết bằng bơm. Hệ thống ao nuôi thuỷ sản sẽ được bố trí theo kiểu liên hoàn ao xử lý sơ bộ, ao nuôi chính và ao chứa nước thải.
Giải pháp tiêu chủ yếu là sử dụng các trạm bơm. Đối với thuỷ sản nuôi trên ruộng thì áp dụng biện pháp tiêu nước tự chảy kết hợp bơm. Công tác trên đây giúp nâng cao năng lực tưới tiêu, thoát lũ, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng úng ngập, ngâm lũ.
Cùng với nhiều địa bàn thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ thuộc vùng ngập nông trong mùa lũ. Đất lúa tại quận Ô Môn, huyện Thốt Nốt bị ngập sâu nhất, ngập nông hơn là huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ.
Tổng diện tích bị ngập tại 4 huyện hơn 170.000 ha. Với kế hoạch thoát lũ ra biển Tây và hòan thiện hệ thống thủy lợi, Cần Thơ từng bước khắc phục tình trạng ngập úng, ngâm lũ khi mùa mưa đến./.
Theo đó, Cần Thơ hạn chế mức ngập lũ bằng cách đóng toàn bộ các cống ven sông Hậu, đưa dòng chảy thoát theo hệ thống sông rạch, kênh nằm ở phía Tây sông Hậu, thoát ra biển Tây theo hệ thống thoát lũ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Sau đỉnh lũ, sẽ dẫn nước trở lại để tăng phù sa, vệ sinh đồng ruộng.
Cùng với phương án này, thành phố đang khẩn trương hoàn thành và củng cố các cụm dân cư vượt lũ tại các quận huyện, khắc phục các tồn tại về chất lượng nhà ở, đường điện, cấp thoát nước, trường học, trạm xá, chợ nhằm ổn định đời sống của hàng ngàn hộ.
Song song đó, Cần Thơ đầu tư đào mới, nạo vét các kênh trục, kênh cấp II và kênh nội đồng tại 6 quận, huyện, tổng chiều dài hàng trăm km.
Cần Thơ tiếp tục củng cố các công trình kiểm soát lũ Nam Đòn Dong-Bắc Cái Sắn, kênh Ô Môn-Xà No, rạch Ông Tà, kênh Miễu Cũ, Tư Dê, Hàm Tràm, Sình Cầu, Xẻo Cao, Bảy Đởm-Mương Dong nhằm chủ động ngăn và thoát lũ hàng chục ngàn ha đất nông nghiệp; nâng cấp đê bao ngăn lũ tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền kết hợp bảo đảm giao thông nông thôn không bị chia cắt.
Hệ thống tiêu nước vùng ngập lũ Cần Thơ bảo đảm tiêu thoát nước, tự chảy cho diện tích đất trồng lúa hai vụ. Đối với đất trồng lúa 3 vụ, bố trí thêm máy bơm phục vụ tiêu thoát khi cần thiết.
Đối với vườn cây ăn trái ở các huyện Phong Điền, Ô Môn, Thốt Nốt, ven sông Cần Thơ, sông Hậu, được bao ô theo hệ thống sông rạch tự nhiên, tại mỗi cửa lấy nước đều có cống đóng mở hai chiều. Mùa mưa lũ, các cống được đóng khi triều lên và mở ra khi triều xuống.
Phần ngập lũ trong mưa không có khả năng tự chảy sẽ được giải quyết bằng bơm. Hệ thống ao nuôi thuỷ sản sẽ được bố trí theo kiểu liên hoàn ao xử lý sơ bộ, ao nuôi chính và ao chứa nước thải.
Giải pháp tiêu chủ yếu là sử dụng các trạm bơm. Đối với thuỷ sản nuôi trên ruộng thì áp dụng biện pháp tiêu nước tự chảy kết hợp bơm. Công tác trên đây giúp nâng cao năng lực tưới tiêu, thoát lũ, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng úng ngập, ngâm lũ.
Cùng với nhiều địa bàn thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ thuộc vùng ngập nông trong mùa lũ. Đất lúa tại quận Ô Môn, huyện Thốt Nốt bị ngập sâu nhất, ngập nông hơn là huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ.
Tổng diện tích bị ngập tại 4 huyện hơn 170.000 ha. Với kế hoạch thoát lũ ra biển Tây và hòan thiện hệ thống thủy lợi, Cần Thơ từng bước khắc phục tình trạng ngập úng, ngâm lũ khi mùa mưa đến./.
Thế Đạt (TTXVN)