Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhu cầu thịt bò, thịt trâu trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận đã tăng gần gấp đôi so với trước.
Ngày thường, nhu cầu bình quân khoảng 3-4 tấn, nay tăng lên 7-8 tấn/ngày khiến nhiều “lò mổ du kích” mọc lên. Đáng báo động là tình trạng bơm nước vào thịt diễn ra khá phổ biến ở nhiều điểm ngay trong nội ô thành phố.
Địa điểm đổ và nhận hàng là chợ Hưng Lợi nằm trên quốc lộ 91B, tại các sạp thịt gần giao lộ đường 3/2-Mậu Thân-Trần Hưng Đạo, hay chợ Trung tâm thương mại Cái Khế vào khoảng thời gian từ 3-5 giờ sáng mỗi ngày.
Tại các nơi này, xe của nhiều tỉnh đến giao và nhận hàng. Có thể dễ dàng bắt gặp cảnh bơm nước vào thịt trâu, bò trước khi đem giao cho khách, chủ yếu là cho các điểm bán lẻ.
Việc làm này gần như công khai, “thợ” bơm và chủ lò mặc cả tiền công và tỷ lệ nước bơm ngay tại thớt thịt. “Thợ” bơm dùng cây kim cỡ ngón tay gắn nối với vòi nước, vừa bơm, vừa cầm búa đập đập cho nước ngấm đều. Mỗi chân giò, bắp đùi, bả vai sau khi bơm có thể tăng thêm từ một đến vài kg.
Tại các cửa hàng treo biển “thịt bò sạch,” có đóng dấu kiểm tra chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thì mỗi kg thịt cao hơn từ 20.000 đến 25.000 đồng.
Thịt tại các cửa hàng sạch này chủ yếu cung ứng cho siêu thị và các nhà hàng, quán ăn lớn, còn người tiêu dùng mua lẻ thì chuộng những nơi có giá thấp hơn và chọn sạp thịt gần nhất để mua cho tiện.
Nhưng “tiền nào của nấy,” nhiều người tiêu dùng mua nhầm thịt "no" nước cho biết, mỗi kg thịt bò mua về sau khi chế biến thường chỉ còn khoảng nửa trọng lượng, thịt thì vừa bở vừa nhạt.
Các cơ quan chức năng của Cần Thơ đang vào cuộc để lập lại trật tự, thực hiện chủ trương kiên quyết loại trừ các hình thức hàng giả, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác cao với thịt bò, thịt trâu “bẩn” đang tràn lan trên thị trường thành phố và các tỉnh lân cận./
Ngày thường, nhu cầu bình quân khoảng 3-4 tấn, nay tăng lên 7-8 tấn/ngày khiến nhiều “lò mổ du kích” mọc lên. Đáng báo động là tình trạng bơm nước vào thịt diễn ra khá phổ biến ở nhiều điểm ngay trong nội ô thành phố.
Địa điểm đổ và nhận hàng là chợ Hưng Lợi nằm trên quốc lộ 91B, tại các sạp thịt gần giao lộ đường 3/2-Mậu Thân-Trần Hưng Đạo, hay chợ Trung tâm thương mại Cái Khế vào khoảng thời gian từ 3-5 giờ sáng mỗi ngày.
Tại các nơi này, xe của nhiều tỉnh đến giao và nhận hàng. Có thể dễ dàng bắt gặp cảnh bơm nước vào thịt trâu, bò trước khi đem giao cho khách, chủ yếu là cho các điểm bán lẻ.
Việc làm này gần như công khai, “thợ” bơm và chủ lò mặc cả tiền công và tỷ lệ nước bơm ngay tại thớt thịt. “Thợ” bơm dùng cây kim cỡ ngón tay gắn nối với vòi nước, vừa bơm, vừa cầm búa đập đập cho nước ngấm đều. Mỗi chân giò, bắp đùi, bả vai sau khi bơm có thể tăng thêm từ một đến vài kg.
Tại các cửa hàng treo biển “thịt bò sạch,” có đóng dấu kiểm tra chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thì mỗi kg thịt cao hơn từ 20.000 đến 25.000 đồng.
Thịt tại các cửa hàng sạch này chủ yếu cung ứng cho siêu thị và các nhà hàng, quán ăn lớn, còn người tiêu dùng mua lẻ thì chuộng những nơi có giá thấp hơn và chọn sạp thịt gần nhất để mua cho tiện.
Nhưng “tiền nào của nấy,” nhiều người tiêu dùng mua nhầm thịt "no" nước cho biết, mỗi kg thịt bò mua về sau khi chế biến thường chỉ còn khoảng nửa trọng lượng, thịt thì vừa bở vừa nhạt.
Các cơ quan chức năng của Cần Thơ đang vào cuộc để lập lại trật tự, thực hiện chủ trương kiên quyết loại trừ các hình thức hàng giả, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác cao với thịt bò, thịt trâu “bẩn” đang tràn lan trên thị trường thành phố và các tỉnh lân cận./
Trần Khánh Linh (TTXVN/Vietnam+)