Là một tổ chức nhân đạo, 10 năm qua Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam làm tốt công tác chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân.
Nhân Ngày vì nạn nhân da cam 10/8, Kỷ niệm 10 năm Ngày truyền thống của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxxin Việt Nam (VAVA), phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội về những kết quả nổi bật, khó khăn vướng mắc trong quá trình Hội đồng hành cùng nạn nhân da cam.
- Xin Chủ tịch cho biết những nét chung nhất về Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động Hội?
Chủ tịch Hội VAVA Nguyễn Văn Rinh: Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam thành lập từ 10/1/2004 với hai chức năng chính là vận động nguồn lực trong nước, quốc tế hỗ trợ nạn nhân khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và thay mặt cho hơn 3 triệu nạn nhân kiện các công ty hóa chất Mỹ sản xuất hóa chất để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
10 năm qua Hội đã vận động được gần 630 tỷ đồng. Số tiền trên đã được sử dụng để xây dựng trung tâm nuôi dưỡng và phục hồi chức năng ở 20 địa phương; trợ cấp làm 2.392 ngôi nhà cho nạn nhân; cấp 2.138 suất học bổng cho con em nạn nhân; hỗ trợ 630 suất tìm việc làm và trợ cấp sản xuất cho hàng chục nghìn lượt người.
Ước tính đến nay, có khoảng 500.000 lượt người được hưởng lợi từ Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam của Hội.
Trong hoạt động đấu tranh đòi công lý, từ năm 2004-2009, Hội đã thay mặt nạn nhân da cam Việt Nam, kiện các công ty hóa chất của Mỹ ở tòa án 3 cấp sơ thẩm, phúc thẩm và tối cao.
Tuy Tòa án Hoa Kỳ từ chối thụ lý hồ sơ vụ kiện, nhưng chúng ta đã giành được thắng lợi quan trọng, đó là vượt qua sự phản đối của các công ty hóa chất, đưa vụ kiện ra các tòa án Mỹ; vạch rõ âm mưu che đậy tội ác tiến hành chiến tranh hóa học của quân đội Mỹ; thảm họa da cam ở Việt Nam được thế giới biết đến nhiều hơn, thu hút mạnh mẽ dư luận quốc tế ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam và hình thành phong trào đấu tranh chống chiến tranh hóa học trên thế giới, buộc các công ty hóa chất và Chính phủ Mỹ cam kết tẩy độc môi trường, trợ giúp cho nạn nhân Việt Nam.
Sau khi Tòa án Hoa Kỳ từ chối thụ lý vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, tháng 5/2009, Tòa án Lương tâm nhân dân quốc tế do Hội Luật gia Dân chủ quốc tế tổ chức tại Paris ra đã phán quyết Chính phủ Mỹ là thủ phạm sử dụng chất dioxin, các công ty hóa chất là tòng phạm trong các hành động của Chính phủ Mỹ. Đồng thời, yêu cầu Chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất Mỹ phải bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam và gia đình họ; phải có trách nhiệm làm sạch môi trường, tẩy chất độc da cam khỏi các vùng đất và nước bị nhiễm độc ở Việt Nam, đặc biệt là tại các “điểm nóng” xung quanh các căn cứ quân sự cũ của quân đội Mỹ…
Kết quả trên có được nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; sự ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngoài nước. Đã có nhiều chỉ thị, quyết định, chủ trương, chính sách về người hoạt động kháng chiến, nhiễm chất độc da cam được thực hiện… tạo điều kiện cho Hội hoạt động ngày càng tốt hơn.
Song song với những thuận lợi đó, Hội cũng còn gặp nhiều khó khăn. Là hội có tính chất đặc thù, hoạt động nhân đạo nhưng hội có lực lượng cán bộ ít, tuổi cao, sức yếu, tổ chức hội chưa phát triển sâu rộng đến các địa phương, kinh phí hoạt động của Hội còn khó khăn. Hơn nữa, số lượng hội viên đông nhưng cán bộ hội chưa nắm được hết …
- Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin sẽ làm gì để khắc phục khó khăn, tiếp tục đồng hành cùng nạn nhân da cam, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch Hội VAVA Nguyễn Văn Rinh: Thời gian tới, Hội vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình; tiếp tục vận động nguồn lực trong nước, quốc tế trợ giúp nạn nhân vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng. Mục tiêu lâu dài của Hội là xây dựng được những cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi nạn nhân ở các địa phương.
Thực hiện mục tiêu đó, Hội đã tổ chức chương trình vận động xây dựng 55 trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng để nuôi dưỡng nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, người già cô đơn, con của nạn nhân mồ côi, không nơi nương tựa.
Hiện nay Hội cần xây dựng thêm 35 trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy nghề cho nạn nhân, đặc biệt là 3 trung tâm ở ba miền Bắc, Trung, Nam.
Hội cũng đang vận động cộng đồng ủng hộ để xây dựng 1.160 nhà tình nghĩa (mỗi địa phương 20 nhà), các cơ sở y tế khám chữa bệnh cho nạn nhân, trợ cấp vốn sản xuất, tặng học bổng, đào tạo nghề, hỗ trợ tìm việc làm cho nạn nhân và con em họ; đồng thời tiếp tục vận động nhân dân trong nước và quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
- Trước mắt những hoạt động cụ thể gì sẽ được triển khai, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch Hội VAVA Nguyễn Văn Rinh: Nhiều hoạt động ở cả Trung ương đến địa phương nhân Ngày vì nạn nhân da cam, hướng tới kỷ niệm 10 năm ngày Truyền thống của Hội đang được triển khai. Các hoạt động này sẽ kết thúc vào cuối năm, trong đó, công tác tuyên truyền được chú trọng. Mục đích của truyền thông trong giai đoạn này là vận động cả thế giới đoàn kết vì nạn nhân da cam Việt Nam, xây dựng một tổ chức đủ mạnh để yêu cầu Mỹ phải bồi thường cho nạn nhân da cam/dioxin.
Năm nay, Hội tập trung phát triển quan hệ với các tổ chức trong nước, quốc tế; tích cực tham gia cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ trên thế giới.
Bên cạnh đó, Hội cũng phát động phong trào hội viên, nạn nhân vươn lên trong cuộc sống; tổ chức triển lãm về tội ác chiến tranh hóa học ở Đà Nẵng; tổ chức nhắn tin từ thiện trên cổng 1409 nhằm tuyên truyền giúp nhiều người hiểu biết thêm về chất độc da cam, vận động nguồn lực thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe và xây dựng các trung tâm trợ giúp nạn nhân…
Hiện, trên cả nước mới có trên 200.000 người được hưởng trợ cấp hằng tháng của Chính phủ. Đây là con số vẫn còn ít so với số nạn nhân, bởi vậy Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đang tích cực tư vấn cho Đảng, Nhà nước thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với người có công, giúp những đối tượng này được hưởng đúng, đủ chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Xin cảm ơn đồng chí!
Nhân Ngày vì nạn nhân da cam 10/8, Kỷ niệm 10 năm Ngày truyền thống của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxxin Việt Nam (VAVA), phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội về những kết quả nổi bật, khó khăn vướng mắc trong quá trình Hội đồng hành cùng nạn nhân da cam.
- Xin Chủ tịch cho biết những nét chung nhất về Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động Hội?
Chủ tịch Hội VAVA Nguyễn Văn Rinh: Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam thành lập từ 10/1/2004 với hai chức năng chính là vận động nguồn lực trong nước, quốc tế hỗ trợ nạn nhân khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và thay mặt cho hơn 3 triệu nạn nhân kiện các công ty hóa chất Mỹ sản xuất hóa chất để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
10 năm qua Hội đã vận động được gần 630 tỷ đồng. Số tiền trên đã được sử dụng để xây dựng trung tâm nuôi dưỡng và phục hồi chức năng ở 20 địa phương; trợ cấp làm 2.392 ngôi nhà cho nạn nhân; cấp 2.138 suất học bổng cho con em nạn nhân; hỗ trợ 630 suất tìm việc làm và trợ cấp sản xuất cho hàng chục nghìn lượt người.
Ước tính đến nay, có khoảng 500.000 lượt người được hưởng lợi từ Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam của Hội.
Trong hoạt động đấu tranh đòi công lý, từ năm 2004-2009, Hội đã thay mặt nạn nhân da cam Việt Nam, kiện các công ty hóa chất của Mỹ ở tòa án 3 cấp sơ thẩm, phúc thẩm và tối cao.
Tuy Tòa án Hoa Kỳ từ chối thụ lý hồ sơ vụ kiện, nhưng chúng ta đã giành được thắng lợi quan trọng, đó là vượt qua sự phản đối của các công ty hóa chất, đưa vụ kiện ra các tòa án Mỹ; vạch rõ âm mưu che đậy tội ác tiến hành chiến tranh hóa học của quân đội Mỹ; thảm họa da cam ở Việt Nam được thế giới biết đến nhiều hơn, thu hút mạnh mẽ dư luận quốc tế ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam và hình thành phong trào đấu tranh chống chiến tranh hóa học trên thế giới, buộc các công ty hóa chất và Chính phủ Mỹ cam kết tẩy độc môi trường, trợ giúp cho nạn nhân Việt Nam.
Sau khi Tòa án Hoa Kỳ từ chối thụ lý vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, tháng 5/2009, Tòa án Lương tâm nhân dân quốc tế do Hội Luật gia Dân chủ quốc tế tổ chức tại Paris ra đã phán quyết Chính phủ Mỹ là thủ phạm sử dụng chất dioxin, các công ty hóa chất là tòng phạm trong các hành động của Chính phủ Mỹ. Đồng thời, yêu cầu Chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất Mỹ phải bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam và gia đình họ; phải có trách nhiệm làm sạch môi trường, tẩy chất độc da cam khỏi các vùng đất và nước bị nhiễm độc ở Việt Nam, đặc biệt là tại các “điểm nóng” xung quanh các căn cứ quân sự cũ của quân đội Mỹ…
Kết quả trên có được nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; sự ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngoài nước. Đã có nhiều chỉ thị, quyết định, chủ trương, chính sách về người hoạt động kháng chiến, nhiễm chất độc da cam được thực hiện… tạo điều kiện cho Hội hoạt động ngày càng tốt hơn.
Song song với những thuận lợi đó, Hội cũng còn gặp nhiều khó khăn. Là hội có tính chất đặc thù, hoạt động nhân đạo nhưng hội có lực lượng cán bộ ít, tuổi cao, sức yếu, tổ chức hội chưa phát triển sâu rộng đến các địa phương, kinh phí hoạt động của Hội còn khó khăn. Hơn nữa, số lượng hội viên đông nhưng cán bộ hội chưa nắm được hết …
- Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin sẽ làm gì để khắc phục khó khăn, tiếp tục đồng hành cùng nạn nhân da cam, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch Hội VAVA Nguyễn Văn Rinh: Thời gian tới, Hội vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình; tiếp tục vận động nguồn lực trong nước, quốc tế trợ giúp nạn nhân vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng. Mục tiêu lâu dài của Hội là xây dựng được những cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi nạn nhân ở các địa phương.
Thực hiện mục tiêu đó, Hội đã tổ chức chương trình vận động xây dựng 55 trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng để nuôi dưỡng nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, người già cô đơn, con của nạn nhân mồ côi, không nơi nương tựa.
Hiện nay Hội cần xây dựng thêm 35 trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy nghề cho nạn nhân, đặc biệt là 3 trung tâm ở ba miền Bắc, Trung, Nam.
Hội cũng đang vận động cộng đồng ủng hộ để xây dựng 1.160 nhà tình nghĩa (mỗi địa phương 20 nhà), các cơ sở y tế khám chữa bệnh cho nạn nhân, trợ cấp vốn sản xuất, tặng học bổng, đào tạo nghề, hỗ trợ tìm việc làm cho nạn nhân và con em họ; đồng thời tiếp tục vận động nhân dân trong nước và quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
- Trước mắt những hoạt động cụ thể gì sẽ được triển khai, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch Hội VAVA Nguyễn Văn Rinh: Nhiều hoạt động ở cả Trung ương đến địa phương nhân Ngày vì nạn nhân da cam, hướng tới kỷ niệm 10 năm ngày Truyền thống của Hội đang được triển khai. Các hoạt động này sẽ kết thúc vào cuối năm, trong đó, công tác tuyên truyền được chú trọng. Mục đích của truyền thông trong giai đoạn này là vận động cả thế giới đoàn kết vì nạn nhân da cam Việt Nam, xây dựng một tổ chức đủ mạnh để yêu cầu Mỹ phải bồi thường cho nạn nhân da cam/dioxin.
Năm nay, Hội tập trung phát triển quan hệ với các tổ chức trong nước, quốc tế; tích cực tham gia cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ trên thế giới.
Bên cạnh đó, Hội cũng phát động phong trào hội viên, nạn nhân vươn lên trong cuộc sống; tổ chức triển lãm về tội ác chiến tranh hóa học ở Đà Nẵng; tổ chức nhắn tin từ thiện trên cổng 1409 nhằm tuyên truyền giúp nhiều người hiểu biết thêm về chất độc da cam, vận động nguồn lực thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe và xây dựng các trung tâm trợ giúp nạn nhân…
Hiện, trên cả nước mới có trên 200.000 người được hưởng trợ cấp hằng tháng của Chính phủ. Đây là con số vẫn còn ít so với số nạn nhân, bởi vậy Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đang tích cực tư vấn cho Đảng, Nhà nước thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với người có công, giúp những đối tượng này được hưởng đúng, đủ chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Xin cảm ơn đồng chí!
Mỹ Bình (TTXVN)