Theo thông báo của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA), năm 2012 đánh dấu mức tăng kỷ lục 100 lần về diện tích canh tác cây trồng công nghệ sinh học.
Số liệu này tăng từ 1,7 triệu ha vào năm 1996 - năm đầu tiên cây trồng công nghệ sinh học được đưa vào canh tác đại trà (thương mại hóa), lên 170 triệu ha vào năm 2012.
Tại hội nghị quốc tế về Triển vọng cây trồng công nghệ sinh học toàn cầu năm 2012 do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và ISAAA tổ chức ngày 8/3, tiến sỹ Clive James, nhà sáng lập và là Chủ tịch ISAAA đánh giá, với mức tăng ấn tượng trên, cây trồng công nghệ sinh học trở thành công nghệ cây trồng được đưa vào ứng dụng nhanh nhất trong lịch sử cận đại.
Tiến sỹ Clive James đánh giá, Việt Nam là nước có tiềm năng ứng dụng ngô công nghệ sinh học trong khu vực châu Á, với diện tích khoảng 1 triệu ha.
Tuy nhiên, nếu Việt Nam không sớm khởi động chương trình ứng dụng đối với cây trồng công nghệ sinh học thì có thể sẽ bị các nước ở châu Phi vượt lên trước.
Tiến sỹ Clive James cho rằng hợp tác quốc tế tạo ra những cơ hội tốt nhất cho việc xóa đói giảm nghèo toàn cầu và thành công trong ngành nông nghiệp chính là ứng dụng công nghệ.
Theo ông Nguyễn Văn Tuất, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, ngô là cây trồng đang được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và có tiềm năng để phát triển ứng dụng công nghệ sinh học.
Xu hướng phát triển này là tất yếu và đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu. Việt Nam sẽ nắm bắt những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới để phát triển cây trồng công nghệ sinh học.
Báo cáo của ISAAA cho thấy Mỹ tiếp tục là nước có diện tích canh tác dẫn đầu với 69,5 triệu ha, với tỷ lệ áp dụng bình quân cây trồng công nghệ sinh học/tổng diện tích trồng là 90% đối với tất cả các loại cây trồng.
Brazil được ví như là động lực tăng trưởng toàn cầu khi năm thứ tư liên tiếp diện tích cây công nghệ sinh học tăng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đạt 36,6 triệu ha, tăng 21% so với năm 2011.
Đáng chú ý, năm 2012, diện tích trồng cây công nghệ sinh học ở các nước đang phát triển tăng nhanh gấp 3 lần và rộng hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển (8,7 triệu ha so với 1,6 triệu ha).
Trong số 28 nước canh tác cây trồng công nghệ sinh học có 20 nước đang phát triển và 8 nước công nghiệp. Hai nước Sudan và Cuba là hai nước mới lần đầu tiên đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác trong năm 2012.
Trong giai đoạn 2013-2015 sẽ có một số cây trồng công nghệ sinh học mới; trong đó có 2 sản phẩm đã được phê chuẩn. Đó là đậu tương HT/IR mang đa tính trạng đầu tiên tại Brazil và ngô kháng hạn ở Mỹ trong năm 2013.
Theo tiến sỹ Clive James, năm 2015 được xác định là mốc chính cho việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ, giảm 50% số lượng người đói trên thế giới.
Việt Nam là nước đã sớm hoàn thành mục tiêu này, tương tự như một số vùng ở phía Đông Bắc của Brazil. Nếu ứng dụng công nghệ sinh học trong cây trồng thì sẽ đạt được những kết quả lớn hơn nữa./.
Số liệu này tăng từ 1,7 triệu ha vào năm 1996 - năm đầu tiên cây trồng công nghệ sinh học được đưa vào canh tác đại trà (thương mại hóa), lên 170 triệu ha vào năm 2012.
Tại hội nghị quốc tế về Triển vọng cây trồng công nghệ sinh học toàn cầu năm 2012 do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và ISAAA tổ chức ngày 8/3, tiến sỹ Clive James, nhà sáng lập và là Chủ tịch ISAAA đánh giá, với mức tăng ấn tượng trên, cây trồng công nghệ sinh học trở thành công nghệ cây trồng được đưa vào ứng dụng nhanh nhất trong lịch sử cận đại.
Tiến sỹ Clive James đánh giá, Việt Nam là nước có tiềm năng ứng dụng ngô công nghệ sinh học trong khu vực châu Á, với diện tích khoảng 1 triệu ha.
Tuy nhiên, nếu Việt Nam không sớm khởi động chương trình ứng dụng đối với cây trồng công nghệ sinh học thì có thể sẽ bị các nước ở châu Phi vượt lên trước.
Tiến sỹ Clive James cho rằng hợp tác quốc tế tạo ra những cơ hội tốt nhất cho việc xóa đói giảm nghèo toàn cầu và thành công trong ngành nông nghiệp chính là ứng dụng công nghệ.
Theo ông Nguyễn Văn Tuất, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, ngô là cây trồng đang được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và có tiềm năng để phát triển ứng dụng công nghệ sinh học.
Xu hướng phát triển này là tất yếu và đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu. Việt Nam sẽ nắm bắt những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới để phát triển cây trồng công nghệ sinh học.
Báo cáo của ISAAA cho thấy Mỹ tiếp tục là nước có diện tích canh tác dẫn đầu với 69,5 triệu ha, với tỷ lệ áp dụng bình quân cây trồng công nghệ sinh học/tổng diện tích trồng là 90% đối với tất cả các loại cây trồng.
Brazil được ví như là động lực tăng trưởng toàn cầu khi năm thứ tư liên tiếp diện tích cây công nghệ sinh học tăng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đạt 36,6 triệu ha, tăng 21% so với năm 2011.
Đáng chú ý, năm 2012, diện tích trồng cây công nghệ sinh học ở các nước đang phát triển tăng nhanh gấp 3 lần và rộng hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển (8,7 triệu ha so với 1,6 triệu ha).
Trong số 28 nước canh tác cây trồng công nghệ sinh học có 20 nước đang phát triển và 8 nước công nghiệp. Hai nước Sudan và Cuba là hai nước mới lần đầu tiên đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác trong năm 2012.
Trong giai đoạn 2013-2015 sẽ có một số cây trồng công nghệ sinh học mới; trong đó có 2 sản phẩm đã được phê chuẩn. Đó là đậu tương HT/IR mang đa tính trạng đầu tiên tại Brazil và ngô kháng hạn ở Mỹ trong năm 2013.
Theo tiến sỹ Clive James, năm 2015 được xác định là mốc chính cho việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ, giảm 50% số lượng người đói trên thế giới.
Việt Nam là nước đã sớm hoàn thành mục tiêu này, tương tự như một số vùng ở phía Đông Bắc của Brazil. Nếu ứng dụng công nghệ sinh học trong cây trồng thì sẽ đạt được những kết quả lớn hơn nữa./.
Hoàng Tùng (TTXVN)