Trước những trận động đất liên tiếp trong một thời gian ngắn tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My, Quảng Nam), trao đổi với phóng viên Vietnam+ Phó giáo sư, tiến sĩ Cao Đình Triều, chuyên gia nghiên cứu về động đất (thuộc Viện Vật lý Địa cầu) khuyến nghị: Cơ quan chức năng cần đưa ra cảnh báo nguy hiểm cũng như kịch bản xấu nhất có thể xảy ra ở khu vực này.
- Thưa Phó giáo sư, việc những trận động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 khiến nhiều nhà khoa học đã đưa ra các giả thiết về nguyên nhân. Có ý kiến cho rằng đó là động đất kích thích do việc tích nước của thủy điện, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là do hoạt động của đới đứt gãy. Theo ông, đâu mới là nguyên nhân chính của sự việc này?
PGS.TS Cao Đình Triều: Hai giả thiết mà bạn vừa nêu ra theo tôi thực chất chỉ là một.
Thực tế cho thấy, vùng hồ chứa nước có đới đứt gãy ở phía dưới. Khi bị ngăn đập lại, việc tích nước sẽ thấm xuống đới đứt gãy, làm thay đổi ứng suất lỗ rỗng, thúc đẩy quá trình giải phóng năng lượng sơm hơn ra động đất bùng phát.
Như vậy có nghĩa là nếu không có hồ chứa thì ở đây cũng sẽ xảy ra động đất tự nhiên nhưng có thể không phải là bây giờ mà là nhiều năm nữa. Tuy nhiên, khi người ta làm hồ chứa, đới đứt gãy bị tác động, bị kích thích khiến động đất xảy ra sớm hơn.
Các nhà khoa học đã đưa ra dự đoán động đất cực đại có thể xảy ra trong khu vực hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2 và kế cận có thể đạt cấp độ mạnh 5,5-6,0 (theo thang độ Richter), với độ sâu chấn tiêu khoảng 10-15km. Trong khi động đất kích thích bao giờ cũng xảy ra yếu hơn động đất tự nhiên nên theo tôi cực đại của động đất ở khu vực này có thể chỉ ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 5,5.
- Như vậy đem so với những trận động đất vừa qua cao nhất có cấp độ mạnh 4,2 thì đồng nghĩa với việc sẽ còn những trận động đất lớn hơn, thưa ông?
PGS.TS Cao Đình Triều: Nghi ngờ như vậy cũng không sai. Động đất tự nhiên và động đất kích thích đều có quy luật giống nhau, bao giờ cũng có tiền chấn, động đất chính và dư chấn. Tại khu vực Sông Tranh 2, chưa thể xác định được trận động đất nào là chính. Năm 2011, có những trận động đất có cấp độ mạnh 3,4 là cao nhất. Tới đầu năm 2012 và đến nay cao nhất là 4,2. Như vậy, rõ ràng động đất là “đều đều” và chưa có trận nào nổi trội lên.
Do đó, chúng ta cần phải theo dõi, giám sát hoạt động động đất và cố gắng tìm ra quy luật hoạt động của nó và dự báo xem liệu có thể xuất hiện một động đất mạnh hơn nữa hay không “trận động đất chính” và sẽ xảy ra vào lúc nào? ở đâu? Tôi cho rằng, trận động đất chính ở Sông Tranh 2 sẽ mạnh hơn các trận vừa qua, nhưng không vượt quá cấp độ mạnh 5,5.
- Theo ông, khi động đất cấp độ mạnh 5,5 xảy ra, khu vực này sẽ ra sao?
PGS.TS Cao Đình Triều: Rất khó nói. Mức độ phá hủy trên bề mặt khi động đất xảy ra phụ thuộc vào 3 yếu tố: Độ sâu chấn tiêu của trận động đất, khoảng cách giữa chấn tâm trận động đất tới công trình và đặc điểm của nền móng công trình.
Nếu công trình nằm càng gần với chấn tâm động đất thì nó càng bị phá hủy nặng nề hơn. Bởi vậy, cần phải xác định trận động đất chính sẽ xảy ra ở đâu, độ sâu bao nhiêu, khoảng cách tới công trình cần đánh giá là bao nhiêu…
Khu vực Thủy điện Sông tranh 2 nằm ở đới đứt gãy, đất đá ở đây bị cà nát, dập vỡ rất mạnh. Bên cạnh đó, ở đây cũng có tầng phong hóa dày, môi trường địa chất là không tốt cho các công trình xây dựng.
Vừa rồi, mới xảy ra động đất cấp độ mạnh (magnitude-M) 4,2 đã dẫn đến nhà dân nứt nẻ, thì khi động đất có M= 5,5 xảy ra sẽ rất nguy hại đến công trình dân sinh. Bởi thế, công trình xây dựng cần phải chú ý đến những tai biến có thể xảy ra. Và thực tế, sau một đợt động đất như vậy, môi trường sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi, làm tăng nguy cơ hoạt động của các tai biến địa chất khác như trượt-lở, nứt-sụt đất.
Lịch sử các trận động đất sinh ra do tích nước của các hồ chứa nhân tạo cũng ghi nhận trận động đất xảy ra tại khu vực hồ thủy điện Koyna (Ấn Độ) là đáng quan tâm nhất. Trước đó, không có bằng chứng nào về các trận động đất mạnh ở lân cận đập Koyna. Khi hồ chứa tích nước vào năm 1962, các rung động vừa kèm theo tiếng động giống tiếng sấm bắt đầu phổ biến và đến năm 1967 thì một trận động đất lớn đã gây ra thảm họa lớn trong khu vực.
- Đã đến lúc đưa ra cảnh báo nguy hiểm ở khu vực Sông Tranh 2 chưa, thưa ông?
PGS.TS Cao Đình Triều: Tôi nghĩ rằng nên đưa ra cảnh báo ở mức nguy hiểm và có các kịch bản (sơ tán, cứu nạn…) để ứng phó một cách kịp thời trong tình huống xấu nhất. Bên cạnh đó, phải hướng dẫn cho người dân trong khu vực cách thức ứng phó khi xảy ra động đất để họ chủ động trong tình huống xấu.
Ngoài ra, cần phải xây dựng hệ thống theo dõi và cảnh báo nguy cơ tai biến địa chất đến cấp hành chính thấp nhất ở khu vực có nguy cơ tai biến địa chất nguy hiểm để có biện pháp ứng phó kịp thời. Nên áp dụng các biển báo như biển báo giao thông với những nơi có nguy cơ rất cao, cao hay thường xuyên xảy ra tai biến địa chất (nứt-sụt đất, trượt-lở đất, lũ quét).
- Như ông vừa nhận định, việc tích nước hồ chứa là “chất xúc tác” gây ra những trận động đất nói trên. Ông có lời khuyên nào trong việc tích nước cho hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2?
PGS.TS Cao Đình Triều: Diễn biến của động đất kích thích hồ chứa là hết sức phức tạp, nó có thể xảy ra bất kỳ trong quá trình tích nước và điều tiết nước hồ chứa. Cần theo dõi sát sao diễn biến hoạt động của động đất trong quá trình tích nước hồ chứa và khi có động đất thì phải nghĩ ngay tới một động đất mạnh hơn để có biện pháp ứng cứu.
Ngoài ra, hiện tượng tích nước đột ngột hồ chứa đến cao trình tối đa có thể gây ra sự thay đổi môi trường sinh chấn nhanh dẫn đến hoạt động động đất gia tăng.
- Xin cảm ơn ông!
- Thưa Phó giáo sư, việc những trận động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 khiến nhiều nhà khoa học đã đưa ra các giả thiết về nguyên nhân. Có ý kiến cho rằng đó là động đất kích thích do việc tích nước của thủy điện, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là do hoạt động của đới đứt gãy. Theo ông, đâu mới là nguyên nhân chính của sự việc này?
PGS.TS Cao Đình Triều: Hai giả thiết mà bạn vừa nêu ra theo tôi thực chất chỉ là một.
Thực tế cho thấy, vùng hồ chứa nước có đới đứt gãy ở phía dưới. Khi bị ngăn đập lại, việc tích nước sẽ thấm xuống đới đứt gãy, làm thay đổi ứng suất lỗ rỗng, thúc đẩy quá trình giải phóng năng lượng sơm hơn ra động đất bùng phát.
Như vậy có nghĩa là nếu không có hồ chứa thì ở đây cũng sẽ xảy ra động đất tự nhiên nhưng có thể không phải là bây giờ mà là nhiều năm nữa. Tuy nhiên, khi người ta làm hồ chứa, đới đứt gãy bị tác động, bị kích thích khiến động đất xảy ra sớm hơn.
Các nhà khoa học đã đưa ra dự đoán động đất cực đại có thể xảy ra trong khu vực hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2 và kế cận có thể đạt cấp độ mạnh 5,5-6,0 (theo thang độ Richter), với độ sâu chấn tiêu khoảng 10-15km. Trong khi động đất kích thích bao giờ cũng xảy ra yếu hơn động đất tự nhiên nên theo tôi cực đại của động đất ở khu vực này có thể chỉ ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 5,5.
- Như vậy đem so với những trận động đất vừa qua cao nhất có cấp độ mạnh 4,2 thì đồng nghĩa với việc sẽ còn những trận động đất lớn hơn, thưa ông?
PGS.TS Cao Đình Triều: Nghi ngờ như vậy cũng không sai. Động đất tự nhiên và động đất kích thích đều có quy luật giống nhau, bao giờ cũng có tiền chấn, động đất chính và dư chấn. Tại khu vực Sông Tranh 2, chưa thể xác định được trận động đất nào là chính. Năm 2011, có những trận động đất có cấp độ mạnh 3,4 là cao nhất. Tới đầu năm 2012 và đến nay cao nhất là 4,2. Như vậy, rõ ràng động đất là “đều đều” và chưa có trận nào nổi trội lên.
Do đó, chúng ta cần phải theo dõi, giám sát hoạt động động đất và cố gắng tìm ra quy luật hoạt động của nó và dự báo xem liệu có thể xuất hiện một động đất mạnh hơn nữa hay không “trận động đất chính” và sẽ xảy ra vào lúc nào? ở đâu? Tôi cho rằng, trận động đất chính ở Sông Tranh 2 sẽ mạnh hơn các trận vừa qua, nhưng không vượt quá cấp độ mạnh 5,5.
- Theo ông, khi động đất cấp độ mạnh 5,5 xảy ra, khu vực này sẽ ra sao?
PGS.TS Cao Đình Triều: Rất khó nói. Mức độ phá hủy trên bề mặt khi động đất xảy ra phụ thuộc vào 3 yếu tố: Độ sâu chấn tiêu của trận động đất, khoảng cách giữa chấn tâm trận động đất tới công trình và đặc điểm của nền móng công trình.
Nếu công trình nằm càng gần với chấn tâm động đất thì nó càng bị phá hủy nặng nề hơn. Bởi vậy, cần phải xác định trận động đất chính sẽ xảy ra ở đâu, độ sâu bao nhiêu, khoảng cách tới công trình cần đánh giá là bao nhiêu…
Khu vực Thủy điện Sông tranh 2 nằm ở đới đứt gãy, đất đá ở đây bị cà nát, dập vỡ rất mạnh. Bên cạnh đó, ở đây cũng có tầng phong hóa dày, môi trường địa chất là không tốt cho các công trình xây dựng.
Vừa rồi, mới xảy ra động đất cấp độ mạnh (magnitude-M) 4,2 đã dẫn đến nhà dân nứt nẻ, thì khi động đất có M= 5,5 xảy ra sẽ rất nguy hại đến công trình dân sinh. Bởi thế, công trình xây dựng cần phải chú ý đến những tai biến có thể xảy ra. Và thực tế, sau một đợt động đất như vậy, môi trường sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi, làm tăng nguy cơ hoạt động của các tai biến địa chất khác như trượt-lở, nứt-sụt đất.
Lịch sử các trận động đất sinh ra do tích nước của các hồ chứa nhân tạo cũng ghi nhận trận động đất xảy ra tại khu vực hồ thủy điện Koyna (Ấn Độ) là đáng quan tâm nhất. Trước đó, không có bằng chứng nào về các trận động đất mạnh ở lân cận đập Koyna. Khi hồ chứa tích nước vào năm 1962, các rung động vừa kèm theo tiếng động giống tiếng sấm bắt đầu phổ biến và đến năm 1967 thì một trận động đất lớn đã gây ra thảm họa lớn trong khu vực.
- Đã đến lúc đưa ra cảnh báo nguy hiểm ở khu vực Sông Tranh 2 chưa, thưa ông?
PGS.TS Cao Đình Triều: Tôi nghĩ rằng nên đưa ra cảnh báo ở mức nguy hiểm và có các kịch bản (sơ tán, cứu nạn…) để ứng phó một cách kịp thời trong tình huống xấu nhất. Bên cạnh đó, phải hướng dẫn cho người dân trong khu vực cách thức ứng phó khi xảy ra động đất để họ chủ động trong tình huống xấu.
Ngoài ra, cần phải xây dựng hệ thống theo dõi và cảnh báo nguy cơ tai biến địa chất đến cấp hành chính thấp nhất ở khu vực có nguy cơ tai biến địa chất nguy hiểm để có biện pháp ứng phó kịp thời. Nên áp dụng các biển báo như biển báo giao thông với những nơi có nguy cơ rất cao, cao hay thường xuyên xảy ra tai biến địa chất (nứt-sụt đất, trượt-lở đất, lũ quét).
- Như ông vừa nhận định, việc tích nước hồ chứa là “chất xúc tác” gây ra những trận động đất nói trên. Ông có lời khuyên nào trong việc tích nước cho hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2?
PGS.TS Cao Đình Triều: Diễn biến của động đất kích thích hồ chứa là hết sức phức tạp, nó có thể xảy ra bất kỳ trong quá trình tích nước và điều tiết nước hồ chứa. Cần theo dõi sát sao diễn biến hoạt động của động đất trong quá trình tích nước hồ chứa và khi có động đất thì phải nghĩ ngay tới một động đất mạnh hơn để có biện pháp ứng cứu.
Ngoài ra, hiện tượng tích nước đột ngột hồ chứa đến cao trình tối đa có thể gây ra sự thay đổi môi trường sinh chấn nhanh dẫn đến hoạt động động đất gia tăng.
- Xin cảm ơn ông!
Trung Hiền (Vietnam+)