Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết, tình trạng dịch bệnh lợn tai xanh đang diễn ra nghiêm trọng với tốc độ lây lan nhanh, vì vậy các địa phương cần phải thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn mức độ lây lan và dập dịch.
Phát biểu trong Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống dịch tai xanh trên đàn lợn ở khu vực phía Nam diễn ra ngày 13/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, sau khi các cơ quan khoa học phân tích cho thấy, virus gây dịch trên đàn lợn ở các tỉnh phía Nam chính là virus gây ra dịch ở các tỉnh phía Bắc thời gian qua và loại virus này có tốc độ lây lan nhanh.
Virus tấn công chủ yếu vào đàn lợn của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đây là những người nghèo nên dịch bệnh có tác động rất lớn về mặt xã hội. Các địa phương cần phải có kế hoạch cụ thể đối phó để ngăn chặn dịch, dập dịch, bảo vệ đàn lợn chưa bị bệnh. Để làm được việc này, cần xác định người chăn nuôi, người dân là đối tượng chính để thông tin đầy đủ nhất về dịch bệnh, các biện pháp phòng chống để người dân có giải pháp phù hợp.
Rút kinh nghiệm ở những vùng bùng phát dịch bệnh mạnh là do phát hiện chậm, các địa phương cần tăng cường lực lượng giám sát, phải huy động toàn bộ hệ thống tham gia tới từng xã, từng thôn để khi phát hiện dịch trong phạm vi hẹp là dập ngay, không để xảy ra tình trạng người dân bán chạy đàn lợn, gây lây lan dịch ra diện rộng.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, nhiều địa phương đã có ý kiến về việc tiêu thụ đàn lợn cũng như xử lý đối với lợn bệnh là có thể làm thức ăn cho gia súc hoặc các loại vật nuôi khác, tuy nhiên, các địa phương cần đặt việc an toàn dịch bệnh lên hàng đầu, kiên quyết không để lọt lợn bệnh ra khỏi khu vực khoanh vùng cũng như đưa vào vùng chưa có dịch. Theo Bộ trưởng, nếu phát hiện cần xử lý nghiêm người làm lây lan dịch bệnh, không ngoại trừ truy tố hình sự.
Trước những bức xúc từ các địa phương về việc chưa có vắc xin cho dịch bệnh này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Bộ sẽ thúc đẩy nhanh việc nhập khẩu vắcxin để các cơ quan khoa học trong nước và quốc tế khảo nghiệm từ đó tìm ra loại vắc xin phù hợp nhất để hướng dẫn người dân tiêm phòng cho đàn lợn.
Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), trong năm nay đã xảy ra hai đợt dịch bệnh lợn tai xanh. Đợt một xảy ra từ ngày 23/3 tại 16 tỉnh, thành phố phía Bắc và đến nay đã tạm thời được khống chế. Đợt dịch thứ hai bắt đầu từ ngày 11/6 tại Sóc Trăng. Sau đó dịch xuất hiện tại Tiền Giang, Bình Dương, Long An, Lào Cai, Quảng Trị…
Tính đến ngày 12/8, dịch tai xanh đợt hai đã xảy ra tại 20 tỉnh, thành phố, trong đó tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại nặng nề nhất với ước thiệt hại cho các hộ chăn nuôi trên 500 tỷ đồng.
Các tỉnh phía Nam đang thực hiện hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có lợn bị dịch tai xanh là 25.000 đồng/kg lợn hơi, trong khi giá thị trường vào khoảng 21.000-22.000 đồng/kg nên người dân không có tâm lý bán tháo đàn lợn bị bệnh mà chấp hành tốt các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh./.
Phát biểu trong Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống dịch tai xanh trên đàn lợn ở khu vực phía Nam diễn ra ngày 13/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, sau khi các cơ quan khoa học phân tích cho thấy, virus gây dịch trên đàn lợn ở các tỉnh phía Nam chính là virus gây ra dịch ở các tỉnh phía Bắc thời gian qua và loại virus này có tốc độ lây lan nhanh.
Virus tấn công chủ yếu vào đàn lợn của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đây là những người nghèo nên dịch bệnh có tác động rất lớn về mặt xã hội. Các địa phương cần phải có kế hoạch cụ thể đối phó để ngăn chặn dịch, dập dịch, bảo vệ đàn lợn chưa bị bệnh. Để làm được việc này, cần xác định người chăn nuôi, người dân là đối tượng chính để thông tin đầy đủ nhất về dịch bệnh, các biện pháp phòng chống để người dân có giải pháp phù hợp.
Rút kinh nghiệm ở những vùng bùng phát dịch bệnh mạnh là do phát hiện chậm, các địa phương cần tăng cường lực lượng giám sát, phải huy động toàn bộ hệ thống tham gia tới từng xã, từng thôn để khi phát hiện dịch trong phạm vi hẹp là dập ngay, không để xảy ra tình trạng người dân bán chạy đàn lợn, gây lây lan dịch ra diện rộng.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, nhiều địa phương đã có ý kiến về việc tiêu thụ đàn lợn cũng như xử lý đối với lợn bệnh là có thể làm thức ăn cho gia súc hoặc các loại vật nuôi khác, tuy nhiên, các địa phương cần đặt việc an toàn dịch bệnh lên hàng đầu, kiên quyết không để lọt lợn bệnh ra khỏi khu vực khoanh vùng cũng như đưa vào vùng chưa có dịch. Theo Bộ trưởng, nếu phát hiện cần xử lý nghiêm người làm lây lan dịch bệnh, không ngoại trừ truy tố hình sự.
Trước những bức xúc từ các địa phương về việc chưa có vắc xin cho dịch bệnh này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Bộ sẽ thúc đẩy nhanh việc nhập khẩu vắcxin để các cơ quan khoa học trong nước và quốc tế khảo nghiệm từ đó tìm ra loại vắc xin phù hợp nhất để hướng dẫn người dân tiêm phòng cho đàn lợn.
Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), trong năm nay đã xảy ra hai đợt dịch bệnh lợn tai xanh. Đợt một xảy ra từ ngày 23/3 tại 16 tỉnh, thành phố phía Bắc và đến nay đã tạm thời được khống chế. Đợt dịch thứ hai bắt đầu từ ngày 11/6 tại Sóc Trăng. Sau đó dịch xuất hiện tại Tiền Giang, Bình Dương, Long An, Lào Cai, Quảng Trị…
Tính đến ngày 12/8, dịch tai xanh đợt hai đã xảy ra tại 20 tỉnh, thành phố, trong đó tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại nặng nề nhất với ước thiệt hại cho các hộ chăn nuôi trên 500 tỷ đồng.
Các tỉnh phía Nam đang thực hiện hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có lợn bị dịch tai xanh là 25.000 đồng/kg lợn hơi, trong khi giá thị trường vào khoảng 21.000-22.000 đồng/kg nên người dân không có tâm lý bán tháo đàn lợn bị bệnh mà chấp hành tốt các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)