Chiều 16/11, thảo luận ở tổ về Dự án Bộ luật lao động (sửa đổi) các đại biểu Quốc hội đều cho rằng cần quy định hợp lý độ tuổi nghỉ hưu của phụ nữ sao cho phù hợp với các đặc thù lao động, vùng miền, nghề nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh (Quảng Nam) đề nghị Bộ luật lao động sửa đổi nên bổ sung quy định về việc ưu tiên đối với lao động nữ có thai trong vòng ba tháng đầu hoặc sau 7 tháng thai kỳ vì trong thời kỳ này rất nhạy cảm với sức khỏe, nếu phải đi công tác rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Đại biểu cho rằng khi quy định độ tuổi nghỉ hưu đối với nữ, nên phân theo nhóm, vùng miền cho phù hợp.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh), việc ban hành Bộ luật Lao động không chỉ thuần túy là vấn đề xã hội mà còn phải được cân nhắc ảnh hưởng về mặt kinh tế bởi lao động là đội ngũ trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Khi quy định độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ phải đảm bảo được quyền lợi của người lao động; đồng thời có tính ổn định, lâu dài tránh phải sửa đổi nhiều lần.
Theo đại biểu Phúc, quy định như trong dự thảo luật chưa cụ thể, chưa có tính định hướng. Những phụ nữ làm công việc nặng nhọc thì cần được nghỉ hưu sớm, ngược lại những phụ nữ làm công tác nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp thì nên được kéo dài thời gian công tác để tận dụng kiến thức đóng góp cho xã hội.
Đại biểu Phúc đề nghị dự thảo luật nên quy định theo hướng, nam và nữ đều làm việc đến đủ 60 tuổi rồi nghỉ. Đối với những trường hợp lao động nặng nhọc thì nam có thể nghỉ hưu ở 55 tuổi, nữ có thể nghỉ ở độ tuổi 50.
Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) đề nghị Quốc hội cần quan tâm đến điều kiện để được nghỉ hưu là phải đóng bảo hiểm đủ thời hạn 20 năm. Theo đại biểu, quy định này chi phối mạnh mẽ việc nghỉ hưu đối với lao động nữ.
Đại biểu Hòa dẫn chứng, nhiều trường hợp, lao động nữ đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm, muốn xin đóng trước thì ngành Bảo hiểm không cho phép, vì vậy, không thể nghỉ hưu theo chế độ được. Đây là điều bất hợp lý.
Đại biểu Hòa cũng đề nghị Chính phủ cần tích cực chỉ đạo việc hỗ trợ thai sản đối với lao động nữ trong lĩnh vực nông nghiệp khi sinh nở vì đây là nhóm lao động yếu thế trong xã hội.
Cũng trong chiều nay, thảo luận về Dự án Luật công đoàn (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đồng tình cao với việc cần ban hành Luật, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Cho rằng việc ban hành Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) là rất cần thiết, đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng, Dự án Luật đã khẳng định địa vị, vị trí pháp lý của tổ chức công đoàn với tư cách đại diện cho quyền lợi của người lao động.
Tổ chức Công đoàn từ cơ sở, đến cấp trên cơ sở là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của người lao động, có chức năng đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người người lao động, mỗi tổ chức công đoàn như tổ ấm, chỗ dựa của người lao động.
Đại biểu Sơn nêu quan điểm, không nên qui định bắt buộc điều kiện thành lập tổ chức công đoàn khi phải có đủ 20 lao động vì nếu quy định như vậy sẽ có rất nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện, điều này dẫn đến rất nhiều người lao động thiệt thòi vì không có tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi.
Góp ý về Dự án Luật Công đoàn sửa đổi, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh đề nghị Dự luật nên quy định theo hướng, nếu người lao động là người nước ngoài, muốn tự nguyện tham gia tổ chức công đoàn thì nên tạo điều kiện để góp phần hình thành môi trường giao lưu giữa lao động trong và ngoài nước, giúp người lao động có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình./.
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh (Quảng Nam) đề nghị Bộ luật lao động sửa đổi nên bổ sung quy định về việc ưu tiên đối với lao động nữ có thai trong vòng ba tháng đầu hoặc sau 7 tháng thai kỳ vì trong thời kỳ này rất nhạy cảm với sức khỏe, nếu phải đi công tác rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Đại biểu cho rằng khi quy định độ tuổi nghỉ hưu đối với nữ, nên phân theo nhóm, vùng miền cho phù hợp.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh), việc ban hành Bộ luật Lao động không chỉ thuần túy là vấn đề xã hội mà còn phải được cân nhắc ảnh hưởng về mặt kinh tế bởi lao động là đội ngũ trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Khi quy định độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ phải đảm bảo được quyền lợi của người lao động; đồng thời có tính ổn định, lâu dài tránh phải sửa đổi nhiều lần.
Theo đại biểu Phúc, quy định như trong dự thảo luật chưa cụ thể, chưa có tính định hướng. Những phụ nữ làm công việc nặng nhọc thì cần được nghỉ hưu sớm, ngược lại những phụ nữ làm công tác nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp thì nên được kéo dài thời gian công tác để tận dụng kiến thức đóng góp cho xã hội.
Đại biểu Phúc đề nghị dự thảo luật nên quy định theo hướng, nam và nữ đều làm việc đến đủ 60 tuổi rồi nghỉ. Đối với những trường hợp lao động nặng nhọc thì nam có thể nghỉ hưu ở 55 tuổi, nữ có thể nghỉ ở độ tuổi 50.
Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) đề nghị Quốc hội cần quan tâm đến điều kiện để được nghỉ hưu là phải đóng bảo hiểm đủ thời hạn 20 năm. Theo đại biểu, quy định này chi phối mạnh mẽ việc nghỉ hưu đối với lao động nữ.
Đại biểu Hòa dẫn chứng, nhiều trường hợp, lao động nữ đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm, muốn xin đóng trước thì ngành Bảo hiểm không cho phép, vì vậy, không thể nghỉ hưu theo chế độ được. Đây là điều bất hợp lý.
Đại biểu Hòa cũng đề nghị Chính phủ cần tích cực chỉ đạo việc hỗ trợ thai sản đối với lao động nữ trong lĩnh vực nông nghiệp khi sinh nở vì đây là nhóm lao động yếu thế trong xã hội.
Cũng trong chiều nay, thảo luận về Dự án Luật công đoàn (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đồng tình cao với việc cần ban hành Luật, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Cho rằng việc ban hành Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) là rất cần thiết, đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng, Dự án Luật đã khẳng định địa vị, vị trí pháp lý của tổ chức công đoàn với tư cách đại diện cho quyền lợi của người lao động.
Tổ chức Công đoàn từ cơ sở, đến cấp trên cơ sở là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của người lao động, có chức năng đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người người lao động, mỗi tổ chức công đoàn như tổ ấm, chỗ dựa của người lao động.
Đại biểu Sơn nêu quan điểm, không nên qui định bắt buộc điều kiện thành lập tổ chức công đoàn khi phải có đủ 20 lao động vì nếu quy định như vậy sẽ có rất nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện, điều này dẫn đến rất nhiều người lao động thiệt thòi vì không có tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi.
Góp ý về Dự án Luật Công đoàn sửa đổi, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh đề nghị Dự luật nên quy định theo hướng, nếu người lao động là người nước ngoài, muốn tự nguyện tham gia tổ chức công đoàn thì nên tạo điều kiện để góp phần hình thành môi trường giao lưu giữa lao động trong và ngoài nước, giúp người lao động có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)