Chiều 18/3, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng nếu không quy định chặt chẽ về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, việc làm nhân đạo này dễ bị lợi dụng biến thành mua bán trẻ em.
Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề còn có những ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Nuôi con nuôi, đa số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý công phu, kỹ lưỡng và đồng ý với hướng tiếp thu, chỉnh lý của Thường trực Ủy ban Pháp luật về một số vấn đề lớn của Dự thảo Luật.
Theo quy định tại điều 10, người nhận nuôi con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
Chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài bao gồm chi phí cho việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi; chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục từ khi trẻ em được giới thiệu làm con nuôi đến khi hoàn thành thủ tục giao nhận con nuôi.
Chi phí làm hồ sơ, công chứng, chứng thực, dịch thuật, thủ tục hộ chiếu, visa, xuất nhập cảnh cho người được nhận làm con nuôi…
Về nội dung này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi là cần thiết, vì đây là khoản tiền cá nhân phải nộp khi làm thủ tục xin nhận con nuôi.
Pháp luật hiện hành cũng có quy định về lệ phí đăng lý nuôi con nuôi. Cùng quan điểm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài là bình thường và đúng pháp luật. Người Việt Nam hay người nước ngoài khi nhận con nuôi đều phải nộp phí.
Về phí, tham khảo Công ước Lahay năm 1993 và pháp luật về nuôi con nuôi chưa có quy định về “phí giải quyết việc nuôi con nuôi”, nhưng một số nước quy định về chi phí cho việc giải quyết nuôi con nuôi quốc tế. Do vậy, Dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng có quy định về chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
Bày tỏ băn khoăn đối với quy định về chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài quy định trong dự thảo Luật, Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng nếu không quy định chặt chẽ, việc làm nhân đạo này dễ bị lợi dụng biến thành mua bán trẻ em.
Đại biểu cho rằng quy định như Dự thảo Luật là chưa rõ vì thời gian từ lúc giới thiệu trẻ em làm con nuôi đến hoàn thành thủ tục, nếu cộng lại không biết sẽ lên bao nhiêu.
Cùng quan điểm này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội K’sor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cũng đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, tính toán kỹ hơn về nội dung này, cụ thể là cân nhắc quy định này với tính nhân đạo, nhân văn của việc cho trẻ em làm con nuôi.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng quy định này không trái với Lahay năm 1993. Bộ trưởng cũng bày tỏ quan điểm “không có chi phí này là tốt nhất”, nhưng do số lượng trẻ em được nhận là con nuôi nước ngoài tăng cao, nhiều cơ sở nuôi dưỡng phải ngừng hoạt động do ít kinh phí, điều này sẽ gây thiệt thòi cho các em.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu kết luận nêu rõ, cần xem xét, chỉnh sửa vấn đề này và thể hiện lại cho rõ ràng hơn để Dự thảo Luật phù hợp với thông lệ quốc tế, công ước Lahay và thực tiễn hiện nay.
Cũng trong chiều 18/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào Dự thảo Luật Bưu chính./.
Cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề còn có những ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Nuôi con nuôi, đa số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý công phu, kỹ lưỡng và đồng ý với hướng tiếp thu, chỉnh lý của Thường trực Ủy ban Pháp luật về một số vấn đề lớn của Dự thảo Luật.
Theo quy định tại điều 10, người nhận nuôi con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
Chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài bao gồm chi phí cho việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi; chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục từ khi trẻ em được giới thiệu làm con nuôi đến khi hoàn thành thủ tục giao nhận con nuôi.
Chi phí làm hồ sơ, công chứng, chứng thực, dịch thuật, thủ tục hộ chiếu, visa, xuất nhập cảnh cho người được nhận làm con nuôi…
Về nội dung này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi là cần thiết, vì đây là khoản tiền cá nhân phải nộp khi làm thủ tục xin nhận con nuôi.
Pháp luật hiện hành cũng có quy định về lệ phí đăng lý nuôi con nuôi. Cùng quan điểm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài là bình thường và đúng pháp luật. Người Việt Nam hay người nước ngoài khi nhận con nuôi đều phải nộp phí.
Về phí, tham khảo Công ước Lahay năm 1993 và pháp luật về nuôi con nuôi chưa có quy định về “phí giải quyết việc nuôi con nuôi”, nhưng một số nước quy định về chi phí cho việc giải quyết nuôi con nuôi quốc tế. Do vậy, Dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng có quy định về chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
Bày tỏ băn khoăn đối với quy định về chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài quy định trong dự thảo Luật, Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng nếu không quy định chặt chẽ, việc làm nhân đạo này dễ bị lợi dụng biến thành mua bán trẻ em.
Đại biểu cho rằng quy định như Dự thảo Luật là chưa rõ vì thời gian từ lúc giới thiệu trẻ em làm con nuôi đến hoàn thành thủ tục, nếu cộng lại không biết sẽ lên bao nhiêu.
Cùng quan điểm này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội K’sor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cũng đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, tính toán kỹ hơn về nội dung này, cụ thể là cân nhắc quy định này với tính nhân đạo, nhân văn của việc cho trẻ em làm con nuôi.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng quy định này không trái với Lahay năm 1993. Bộ trưởng cũng bày tỏ quan điểm “không có chi phí này là tốt nhất”, nhưng do số lượng trẻ em được nhận là con nuôi nước ngoài tăng cao, nhiều cơ sở nuôi dưỡng phải ngừng hoạt động do ít kinh phí, điều này sẽ gây thiệt thòi cho các em.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu kết luận nêu rõ, cần xem xét, chỉnh sửa vấn đề này và thể hiện lại cho rõ ràng hơn để Dự thảo Luật phù hợp với thông lệ quốc tế, công ước Lahay và thực tiễn hiện nay.
Cũng trong chiều 18/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào Dự thảo Luật Bưu chính./.
(TTXVN/Vietnam+)