Sáng 16/5, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh sửa đổi, bổ sung những quy định về Công đoàn Việt Nam trong Hiến pháp là vấn đề rất quan trọng, là căn cứ, điều kiện pháp lý cho tổ chức và hoạt động Công đoàn.
Tuy nhiên, thời gian qua, một số ý kiến đề nghị bỏ Điều 10 quy định về Công đoàn trong Hiến pháp. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không đồng ý với ý kiến này.
Trong lịch sử, quy định về Công đoàn Việt Nam trong Hiến pháp đã có từ năm 1959. Khi chưa có bất cứ tổ chức chính trị-xã hội nào được quy định trong Hiến pháp, thì đã có quy định về Công đoàn.
Các ý kiến góp ý tại Hội thảo sẽ được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp thu và tổng hợp để có đủ căn cứ lý luận và thực tiễn, tham gia với Ủy ban soạn thảo Hiến pháp, sửa đổi, bổ sung các quy định về Công đoàn Việt Nam cho phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước và yêu cầu xây dựng, phát triển giai cấp công nhân trong thời kỳ mới.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương đưa ra 5 căn cứ không thể bỏ Điều 10 trong Hiến pháp.
Theo ông, Dự thảo Hiến pháp năm 1992 có quy định về Công đoàn không phải là cá biệt. Hiến pháp một số nước trên thế giới cũng có một số điều, khoản riêng quy định về Công đoàn. Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng có điều riêng quy định về công đoàn. Đây là sự kế thừa đúng đắn…
Cùng quan điểm nêu trên, đại biểu Dương Văn Sao, Trường Đại học Công đoàn cho rằng bỏ Điều 10 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ không thể hiện được bản chất giai cấp công nhân và định hướng xã hội chủ nghĩa trong Hiến pháp; hạ thấp vai trò, vị trí pháp lý của Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn mới, trong khi thực tế Công đoàn đang ngày càng phát huy mạnh mẽ vai trò, vị trí to lớn của mình trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt cho rằng không tổ chức nào gắn bó mật thiết với công nhân viên chức lao động bằng cán bộ công đoàn, muốn đảng bộ mạnh, chính quyền trong sạch, phải thật sự coi trọng tổ chức Công đoàn... Vì vậy đề nghị Ban soạn thảo nên giữ lại Điều 10 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992…
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, những nội dung sửa đổi, bổ sung vào Hiến pháp 1992 cần phát huy tối đa trí tuệ, sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cần đảm bảo cho người lao động các quyền làm việc, học tập nâng cao trình độ mọi mặt và được hưởng thụ những thành quả của phát triển kinh tế; hướng tới nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động./.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh sửa đổi, bổ sung những quy định về Công đoàn Việt Nam trong Hiến pháp là vấn đề rất quan trọng, là căn cứ, điều kiện pháp lý cho tổ chức và hoạt động Công đoàn.
Tuy nhiên, thời gian qua, một số ý kiến đề nghị bỏ Điều 10 quy định về Công đoàn trong Hiến pháp. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không đồng ý với ý kiến này.
Trong lịch sử, quy định về Công đoàn Việt Nam trong Hiến pháp đã có từ năm 1959. Khi chưa có bất cứ tổ chức chính trị-xã hội nào được quy định trong Hiến pháp, thì đã có quy định về Công đoàn.
Các ý kiến góp ý tại Hội thảo sẽ được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp thu và tổng hợp để có đủ căn cứ lý luận và thực tiễn, tham gia với Ủy ban soạn thảo Hiến pháp, sửa đổi, bổ sung các quy định về Công đoàn Việt Nam cho phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước và yêu cầu xây dựng, phát triển giai cấp công nhân trong thời kỳ mới.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương đưa ra 5 căn cứ không thể bỏ Điều 10 trong Hiến pháp.
Theo ông, Dự thảo Hiến pháp năm 1992 có quy định về Công đoàn không phải là cá biệt. Hiến pháp một số nước trên thế giới cũng có một số điều, khoản riêng quy định về Công đoàn. Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng có điều riêng quy định về công đoàn. Đây là sự kế thừa đúng đắn…
Cùng quan điểm nêu trên, đại biểu Dương Văn Sao, Trường Đại học Công đoàn cho rằng bỏ Điều 10 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ không thể hiện được bản chất giai cấp công nhân và định hướng xã hội chủ nghĩa trong Hiến pháp; hạ thấp vai trò, vị trí pháp lý của Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn mới, trong khi thực tế Công đoàn đang ngày càng phát huy mạnh mẽ vai trò, vị trí to lớn của mình trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt cho rằng không tổ chức nào gắn bó mật thiết với công nhân viên chức lao động bằng cán bộ công đoàn, muốn đảng bộ mạnh, chính quyền trong sạch, phải thật sự coi trọng tổ chức Công đoàn... Vì vậy đề nghị Ban soạn thảo nên giữ lại Điều 10 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992…
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, những nội dung sửa đổi, bổ sung vào Hiến pháp 1992 cần phát huy tối đa trí tuệ, sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cần đảm bảo cho người lao động các quyền làm việc, học tập nâng cao trình độ mọi mặt và được hưởng thụ những thành quả của phát triển kinh tế; hướng tới nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động./.
Khiếu Tư (TTXVN)