Ngày 21/1/2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân bắt đầu từ ngày 1/2 đến 31/3/2013.
Ngày 28/2, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển đã trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
- Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)?
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển: Luật Đất đai năm 2003 là một trong những đạo luật quan trọng, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Luật Đất đai năm 2003 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tạo thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh, thể hiện những quan điểm đổi mới cảu Đảng, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật Đất đai năm 2003 có vị trí hết sức quan trọng, tác động đến chính trị, xã hội của đất nước cũng như từng cá nhân và tổ chức.
Sau 10 năm thực hiện, Luật đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường…Song Luật Đất đai năm 2003 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.
Vì vậy, việc chúng ta tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai là việc hết sức cần thiết. Việc lấy ý kiến của nhân dân lần này góp phần phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai; tạo nên sự đồng thuận của nhân dân và thể hiện nguyện vọng của nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với việc thực thi chính sách pháp luật về đất đai...
- Nội dung nào nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân nhất và hình thức đóng góp ý kiến nào được sử dụng nhiều nhất, thưa Thứ trưởng?
- Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển: Nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhất là những nội dung liên quan đến giá đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư… Để xử lý vấn đề này, Bộ đang tổ chức các hội thảo hai miền Bắc và Nam lấy ý kiến các cán bộ làm công tác này ở địa phương, trên cơ sở đó đề xuất hướng sửa đổi Luật đất đai cho phù hợp.
Theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến thông qua ba hình thức, là người dân góp ý trực tiếp, thông qua các hội nghị, hội thảo và thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý Đất đai, Trang thông tin điện tử của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố.
Tuy vậy, đến nay, chủ yếu vẫn là hình thức tổ chức các hội nghị, hội thảo của các địa phương. Tôi cho rằng trong thời gian tới, hình thức góp ý trực tiếp cũng như gửi thư, ý kiến trên các trang thông tin điện tử sẽ được sử dụng rộng rãi.
- Xin Thứ trưởng cho biết, các ý kiến góp ý của nhân dân được gửi tới sẽ được Bộ xử lý theo quy trình như thế nào?
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển: Hiện nay, Bộ đã thành lập một tổ chuyên môn nhằm thu nhận và tổng hợp các thông tin góp ý của nhân dân từ các các nguồn trên để xử lý. Tổ chuyên môn sẽ làm nhiệm vụ tổng hợp các thông tin góp ý của nhân dân và phân loại thành từng nhóm vấn đề. Trong đó sẽ gồm những vấn đề nào đã được xử lý, chưa được xử lý và vấn đề nào sẽ được tiếp thu để sửa đổi Luật. Những vấn đề chưa thể hiện trong Luật sẽ được tiếp thu để giải trình…/.
- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Ngày 28/2, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển đã trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
- Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)?
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển: Luật Đất đai năm 2003 là một trong những đạo luật quan trọng, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Luật Đất đai năm 2003 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tạo thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh, thể hiện những quan điểm đổi mới cảu Đảng, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật Đất đai năm 2003 có vị trí hết sức quan trọng, tác động đến chính trị, xã hội của đất nước cũng như từng cá nhân và tổ chức.
Sau 10 năm thực hiện, Luật đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường…Song Luật Đất đai năm 2003 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.
Vì vậy, việc chúng ta tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai là việc hết sức cần thiết. Việc lấy ý kiến của nhân dân lần này góp phần phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai; tạo nên sự đồng thuận của nhân dân và thể hiện nguyện vọng của nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với việc thực thi chính sách pháp luật về đất đai...
- Nội dung nào nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân nhất và hình thức đóng góp ý kiến nào được sử dụng nhiều nhất, thưa Thứ trưởng?
- Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển: Nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhất là những nội dung liên quan đến giá đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư… Để xử lý vấn đề này, Bộ đang tổ chức các hội thảo hai miền Bắc và Nam lấy ý kiến các cán bộ làm công tác này ở địa phương, trên cơ sở đó đề xuất hướng sửa đổi Luật đất đai cho phù hợp.
Theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến thông qua ba hình thức, là người dân góp ý trực tiếp, thông qua các hội nghị, hội thảo và thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý Đất đai, Trang thông tin điện tử của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố.
Tuy vậy, đến nay, chủ yếu vẫn là hình thức tổ chức các hội nghị, hội thảo của các địa phương. Tôi cho rằng trong thời gian tới, hình thức góp ý trực tiếp cũng như gửi thư, ý kiến trên các trang thông tin điện tử sẽ được sử dụng rộng rãi.
- Xin Thứ trưởng cho biết, các ý kiến góp ý của nhân dân được gửi tới sẽ được Bộ xử lý theo quy trình như thế nào?
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển: Hiện nay, Bộ đã thành lập một tổ chuyên môn nhằm thu nhận và tổng hợp các thông tin góp ý của nhân dân từ các các nguồn trên để xử lý. Tổ chuyên môn sẽ làm nhiệm vụ tổng hợp các thông tin góp ý của nhân dân và phân loại thành từng nhóm vấn đề. Trong đó sẽ gồm những vấn đề nào đã được xử lý, chưa được xử lý và vấn đề nào sẽ được tiếp thu để sửa đổi Luật. Những vấn đề chưa thể hiện trong Luật sẽ được tiếp thu để giải trình…/.
- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)