Tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, sáng 23/11, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Bên hành lang kỳ họp, tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng cho rằng: Vì quỹ thời gian có hạn nên các bộ trưởng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội cần trang bị thêm cho mình nhiều kỹ năng để đại biểu và cử tri cả nước hiểu rõ hơn vấn đề đặt ra.
- Bộ trưởng Công thương, Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Tài chính đã "đăng đàn", ông thấy thế nào về phần trả lời chất vấn của các vị "trưởng ngành" này?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Người trả lời thì muốn nói thật rõ để cho đối tác, mà cụ thể hơn là người đặt câu hỏi hiểu mình hơn. Nhưng thời gian thì lại không cho phép nên đòi hỏi các bộ trưởng khi "đăng đàn" cũng cần phải có "nghệ thuật" trả lời chất vấn. Làm sao nói để các đại biểu cảm thấy đạt được yêu cầu đề ra khi đặt câu hỏi, đồng thời khiến cử tri cả nước hiểu được những gì mình đang làm.
Tôi thấy trong phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng về vấn đề cân bằng xuất nhập khẩu đến năm 2015, nếu chỉ một mình Bộ Công thương thì không thể làm được.
Cân bằng cán cân xuất nhập khẩu muốn đạt được thì phải bắt nguồn từ việc tái cơ cấu nền kinh tế. Nhưng trên thực tế, tái cơ cấu nền kinh tế thì Bộ Công thương lại không có chức năng và cũng không chỉ riêng một mình Bộ Công thương có thể giải quyết được.
Ba bộ đã trả lời chất vấn, mỗi bộ lại có chức năng riêng. Nếu so sánh thì rất khó.
Chiều hôm qua, Bộ trưởng Y tế trả lời chất vấn, có thể thấy là có một số vấn đề không đơn thuần nằm trong phạm vi chuyên môn của Bộ Y tế. Ví dụ như xử lý việc bệnh nhân phải nằm ghép ở các giường bệnh chẳng hạn, đâu phải chỉ riêng một mình Bộ Y tế là có thể giải quyết được ngay. Nếu là ở tuyến bệnh viện trung ương mới thuộc phạm vi của Bộ Y tế.
Còn trong sáng nay có ý kiến hỏi về vấn đề nông thôn mới. Vấn đề nông thôn mới có phải chỉ thực hiện trong vòng một năm đâu mà nó là cả một chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong vòng 10 năm. Điều đặt ra là sự phối hợp giữa các bộ như Tài chính; Kế hoạch đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra sao.
Về phát triển nông thôn mới thì chúng ta đã có rất nhiều chương trình mục tiêu quốc gia như 134, 135... Nhà nước cũng có những chủ trương về nhà ở cho người nông dân, về đồng bào dân tộc. Vấn đề đặt ra là việc thực hiện các dự án đấy hiệu quả như thế nào. Sáng nay thì tôi chưa thấy toát lên được cái ý đó.
- Theo như phần trình bày của Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, bội chi ngân sách nhà nước trong những năm gần đây khoảng 5% GDP và hiện không có khoản nợ nào quá hạn; trong vòng từ 5 đến 10 năm tới vẫn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, theo ông, nhận định thế đã sát thực với tình hình chưa?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Hoàn toàn tin cậy, những số liệu đó dùng để báo cáo các cơ quan chức năng, kể cả các cơ quan quốc tế về tài chính và tiền tệ, họ đều thống nhất. Chỉ có thể có khác nhau ở một số chỗ. Có thể khái niệm nợ công của mình nó khác so với nợ quốc gia của một số nước.
Bộ Tài chính đóng vai trò "thủ quỹ". Tuy nhiên, thông thường thì thủ quỹ không có quyền duyệt xuất tiền. Xuất tiền hay không là do thủ trưởng cơ quan quyết định. Thủ quỹ thì chỉ có việc giữ, thu, chi và cân đối nguồn vốn sao cho chuẩn thôi.
Lời giải nào để giải quyết bài toán thiếu vốn của các doanh nghiệp, nếu chỉ đặt câu hỏi riêng cho Bộ Tài chính thì không hợp lắm. Vấn đề là phải giải quyết tận gốc việc đầu tư dàn trải, không mang lại hiệu quả kinh tế.
Nguyên nhân sâu xa là từ trung ương đến địa phương chưa chọn ra được những dự án có sức lan tỏa rộng. Thế cho nên dẫn đến việc chỗ nào cũng thấy cần, cũng muốn triển khai dự án.
Nếu chúng ta có thời gian chuẩn bị, tiến hành cẩn thận dự án tiền khả thi và dự án khả thi cho các công trình kỹ hơn và kéo dài hơn một chút nữa thì có thể giải quyết được vấn đề.
Ngay trong địa bàn một tỉnh, không phải huyện nào cũng đòi xây dựng ngay bệnh viện. Còn nhiều công trình quan trọng và cần thiết cũng cần nhanh chóng được xây dựng lắm chứ. Muốn làm được thì phải thực hiện theo kiểu cuốn chiếu thôi...
Xin cảm ơn ông./.
Bên hành lang kỳ họp, tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng cho rằng: Vì quỹ thời gian có hạn nên các bộ trưởng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội cần trang bị thêm cho mình nhiều kỹ năng để đại biểu và cử tri cả nước hiểu rõ hơn vấn đề đặt ra.
- Bộ trưởng Công thương, Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Tài chính đã "đăng đàn", ông thấy thế nào về phần trả lời chất vấn của các vị "trưởng ngành" này?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Người trả lời thì muốn nói thật rõ để cho đối tác, mà cụ thể hơn là người đặt câu hỏi hiểu mình hơn. Nhưng thời gian thì lại không cho phép nên đòi hỏi các bộ trưởng khi "đăng đàn" cũng cần phải có "nghệ thuật" trả lời chất vấn. Làm sao nói để các đại biểu cảm thấy đạt được yêu cầu đề ra khi đặt câu hỏi, đồng thời khiến cử tri cả nước hiểu được những gì mình đang làm.
Tôi thấy trong phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng về vấn đề cân bằng xuất nhập khẩu đến năm 2015, nếu chỉ một mình Bộ Công thương thì không thể làm được.
Cân bằng cán cân xuất nhập khẩu muốn đạt được thì phải bắt nguồn từ việc tái cơ cấu nền kinh tế. Nhưng trên thực tế, tái cơ cấu nền kinh tế thì Bộ Công thương lại không có chức năng và cũng không chỉ riêng một mình Bộ Công thương có thể giải quyết được.
Ba bộ đã trả lời chất vấn, mỗi bộ lại có chức năng riêng. Nếu so sánh thì rất khó.
Chiều hôm qua, Bộ trưởng Y tế trả lời chất vấn, có thể thấy là có một số vấn đề không đơn thuần nằm trong phạm vi chuyên môn của Bộ Y tế. Ví dụ như xử lý việc bệnh nhân phải nằm ghép ở các giường bệnh chẳng hạn, đâu phải chỉ riêng một mình Bộ Y tế là có thể giải quyết được ngay. Nếu là ở tuyến bệnh viện trung ương mới thuộc phạm vi của Bộ Y tế.
Còn trong sáng nay có ý kiến hỏi về vấn đề nông thôn mới. Vấn đề nông thôn mới có phải chỉ thực hiện trong vòng một năm đâu mà nó là cả một chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong vòng 10 năm. Điều đặt ra là sự phối hợp giữa các bộ như Tài chính; Kế hoạch đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra sao.
Về phát triển nông thôn mới thì chúng ta đã có rất nhiều chương trình mục tiêu quốc gia như 134, 135... Nhà nước cũng có những chủ trương về nhà ở cho người nông dân, về đồng bào dân tộc. Vấn đề đặt ra là việc thực hiện các dự án đấy hiệu quả như thế nào. Sáng nay thì tôi chưa thấy toát lên được cái ý đó.
- Theo như phần trình bày của Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, bội chi ngân sách nhà nước trong những năm gần đây khoảng 5% GDP và hiện không có khoản nợ nào quá hạn; trong vòng từ 5 đến 10 năm tới vẫn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, theo ông, nhận định thế đã sát thực với tình hình chưa?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Hoàn toàn tin cậy, những số liệu đó dùng để báo cáo các cơ quan chức năng, kể cả các cơ quan quốc tế về tài chính và tiền tệ, họ đều thống nhất. Chỉ có thể có khác nhau ở một số chỗ. Có thể khái niệm nợ công của mình nó khác so với nợ quốc gia của một số nước.
Bộ Tài chính đóng vai trò "thủ quỹ". Tuy nhiên, thông thường thì thủ quỹ không có quyền duyệt xuất tiền. Xuất tiền hay không là do thủ trưởng cơ quan quyết định. Thủ quỹ thì chỉ có việc giữ, thu, chi và cân đối nguồn vốn sao cho chuẩn thôi.
Lời giải nào để giải quyết bài toán thiếu vốn của các doanh nghiệp, nếu chỉ đặt câu hỏi riêng cho Bộ Tài chính thì không hợp lắm. Vấn đề là phải giải quyết tận gốc việc đầu tư dàn trải, không mang lại hiệu quả kinh tế.
Nguyên nhân sâu xa là từ trung ương đến địa phương chưa chọn ra được những dự án có sức lan tỏa rộng. Thế cho nên dẫn đến việc chỗ nào cũng thấy cần, cũng muốn triển khai dự án.
Nếu chúng ta có thời gian chuẩn bị, tiến hành cẩn thận dự án tiền khả thi và dự án khả thi cho các công trình kỹ hơn và kéo dài hơn một chút nữa thì có thể giải quyết được vấn đề.
Ngay trong địa bàn một tỉnh, không phải huyện nào cũng đòi xây dựng ngay bệnh viện. Còn nhiều công trình quan trọng và cần thiết cũng cần nhanh chóng được xây dựng lắm chứ. Muốn làm được thì phải thực hiện theo kiểu cuốn chiếu thôi...
Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)