Ngày 8/12, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT-MTTW-UBATGTQG về vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” giai đoạn 2000-2011 đã diễn ra tại Hà Nội.
Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra tại Hội nghị là tai nạn giao thông đã và vẫn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội; và cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân cũng như dư luận xã hội nói chung, góp phần đưa đến những kết quả đáng ghi nhận.
Các đại biểu dự họp nhất trí đánh giá, cuộc vận động đã nâng cao nhận thức, ý thức tự giác trong chấp hành pháp luật, giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong xã hội. Cùng với các biện pháp xử lý kiên quyết của các cơ quan chức năng, mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở đã nhiệt tình tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động, tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội và các tầng lớp nhân dân trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cuộc vận động cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế như sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông chưa thật tập trung, chưa có trọng điểm, có lúc điều hành thiếu quyết liệt hoặc chưa liên tục; ở một số địa phương, chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức. Người tham gia giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện còn thiếu ý thức trong chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; kết cấu hạ tầng giao thông phát triển không đồng bộ...
Nhiều nơi vi phạm, thậm chí vi phạm nghiêm trọng hành lang giao thông, trong điều kiện số lượng phương tiện giao thông tăng mạnh. So với năm 2003, số ôtô tăng gấp 2,75 lần, xe gắn máy tăng gấp 2, 96 lần. Nhiều phương tiện giao thông chất lượng chưa bảo đảm, quá niên hạn sử dụng.
Trong phương hướng hoạt động thời gian tới, các đại biểu dự hội nghị nhấn mạnh trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ban an toàn giao thông các cấp trong việc báo cáo với cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng xây dựng Chương trình phối hợp “Vận động toàn dân tham gia bảo đảm an toàn giao thông," tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và Kế hoạch hành động “Năm an toàn giao thông -2012” của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.
Cần phân định rõ trách nhiệm và tạo điều kiện để mặt trận tổ quốc cùng các tổ chức thành viên và Ban an toàn giao thông các cấp thực hiện tốt các nội dung phối hợp hoạt động như tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; vận động mọi người dân tham gia bảo vệ các công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông; vận động người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện đúng quy định của pháp luật về chất lượng phương tiện cũng như các quy định khác của pháp luật an toàn giao thông…
Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của mặt trận tổ quốc và các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng các công trình giao thông, quản lý hành lang bảo vệ, đấu tranh ngăn chặn vi phạm đi đôi với việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tiên tiến trong phong trào vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nhiều đại biểu cũng nhấn mạnh yêu cầu cần kiên quyết, triệt để hơn trong xử lý vi phạm. Nội dung đánh giá việc chấp hành pháp luật giao thông của cán bộ, công chức, đảng viên cần được đưa vào trong việc kiểm điểm, đánh giá, nhận xét hàng năm ở cơ quan và nơi cư trú./.
Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra tại Hội nghị là tai nạn giao thông đã và vẫn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội; và cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân cũng như dư luận xã hội nói chung, góp phần đưa đến những kết quả đáng ghi nhận.
Các đại biểu dự họp nhất trí đánh giá, cuộc vận động đã nâng cao nhận thức, ý thức tự giác trong chấp hành pháp luật, giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong xã hội. Cùng với các biện pháp xử lý kiên quyết của các cơ quan chức năng, mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở đã nhiệt tình tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động, tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội và các tầng lớp nhân dân trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cuộc vận động cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế như sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông chưa thật tập trung, chưa có trọng điểm, có lúc điều hành thiếu quyết liệt hoặc chưa liên tục; ở một số địa phương, chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức. Người tham gia giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện còn thiếu ý thức trong chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; kết cấu hạ tầng giao thông phát triển không đồng bộ...
Nhiều nơi vi phạm, thậm chí vi phạm nghiêm trọng hành lang giao thông, trong điều kiện số lượng phương tiện giao thông tăng mạnh. So với năm 2003, số ôtô tăng gấp 2,75 lần, xe gắn máy tăng gấp 2, 96 lần. Nhiều phương tiện giao thông chất lượng chưa bảo đảm, quá niên hạn sử dụng.
Trong phương hướng hoạt động thời gian tới, các đại biểu dự hội nghị nhấn mạnh trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ban an toàn giao thông các cấp trong việc báo cáo với cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng xây dựng Chương trình phối hợp “Vận động toàn dân tham gia bảo đảm an toàn giao thông," tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và Kế hoạch hành động “Năm an toàn giao thông -2012” của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.
Cần phân định rõ trách nhiệm và tạo điều kiện để mặt trận tổ quốc cùng các tổ chức thành viên và Ban an toàn giao thông các cấp thực hiện tốt các nội dung phối hợp hoạt động như tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; vận động mọi người dân tham gia bảo vệ các công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông; vận động người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện đúng quy định của pháp luật về chất lượng phương tiện cũng như các quy định khác của pháp luật an toàn giao thông…
Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của mặt trận tổ quốc và các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng các công trình giao thông, quản lý hành lang bảo vệ, đấu tranh ngăn chặn vi phạm đi đôi với việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tiên tiến trong phong trào vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nhiều đại biểu cũng nhấn mạnh yêu cầu cần kiên quyết, triệt để hơn trong xử lý vi phạm. Nội dung đánh giá việc chấp hành pháp luật giao thông của cán bộ, công chức, đảng viên cần được đưa vào trong việc kiểm điểm, đánh giá, nhận xét hàng năm ở cơ quan và nơi cư trú./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)