Vụ án nhà báo Lê Hoàng Hùng, công tác tại báo Người Lao động bị phóng hỏa trong khi ngủ, rồi anh đã qua đời sau 10 ngày nằm bệnh viện… và mới đây, bà Trần Thị Thúy Liễu (vợ nhà báo) ra đầu thú nhận tội gây nên cái chết của chồng đang gây bức xúc mạnh mẽ trong dư luận.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS luật gia Chu Hồng Thanh - Ủy viên ban thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.
- Sau khi báo chí chính thức đăng tải việc nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại bởi chính người vợ, ông có suy nghĩ gì?
PGS.TS Luật gia Chu Hồng Thanh: Đây là một câu chuyện buồn. Những tai ương khủng khiếp tưởng như có thể đến đâu đó chứ không thể đến từ người thân gần nhất. Nhà báo Hoàng Hùng đã mất một cách rất thương tâm và anh không thể ngờ mà đề phòng được.
Theo tìm hiểu, tôi được biết anh là nhà báo có tới 30 năm hành nghề báo, chuyên viết chuyên mục điều tra nên anh chắc chắn sẽ không thiếu bản lĩnh nhà báo, tuy nhiên sự sát hại bất ngờ lại đến từ trong nhà, từ người bạn đời gắn bó...
- Theo ông thì, chuyện này có gây một tâm lý rất xấu trong xã hội...
PGS.TS Luật gia Chu Hồng Thanh: Dám làm điều ác đến mức như người đàn bà vợ nhà báo Hoàng Hùng là trường hợp hy hữu, cũng không đến mức vì việc đau lòng này mà lại coi như bài học đề phòng những người thân.
- Nhưng từ việc này cũng có bài học gì đó thưa ông?
PGS.TS Luật gia Chu Hồng Thanh: Cố nhiên, nếu có gì đó để bạn gọi là “bài học” thì đó chính là tình thương yêu gắn bó chia sẻ lẫn nhau, là củng cố giá trị gia đình Việt Nam bền vững, là trách nhiệm cuộc sống, là mọi mâu thuẫn trong gia đình nên giải quyết, nên nói cùng nhau cho hết và cùng dàn xếp, là bài học về “tham thì thâm,” về cảnh giác với sự khuynh đảo của đồng tiền trong nền kinh tế thị trường... Song đó [vụ nhà báo Hoàng Hùng] là chuyện hy hữu, không thể thành bài học của mọi người hay phổ biến kinh nghiệm chung.
- Theo như thông tin ban đầu từ cơ quan điều tra thì bà Trần Thị Thúy Liễu đã nói rằng không cố ý giết chồng mà chỉ định “dằn mặt” và không ngờ đã thành kẻ sát nhân, ông nhận xét gì?
PGS.TS Luật gia Chu Hồng Thanh: Người chồng đang ngủ không có khả năng nhận thức, không tự vệ được thì không thể coi là “quá tay” được. Đây là hành vi cố ý, có sự chủ động, từ việc đổ chất lỏng gây cháy… đủ để cháy giường, cháy người mà không cháy nhà…
Tôi cũng không muốn bàn thêm về tình tiết, không chỉ vì đó là một chuyện buồn không muốn nói mà chính là vì cần chờ những kết quả điều tra xác thực của cơ quan có tránh nhiệm, một kết luận của tòa án.
- Ngay bây giờ, với tư cách là một luật gia, một nhà giáo dục ông nghĩ đến điều gì?
PGS.TS Luật gia Chu Hồng Thanh: Tôi nghĩ đến hai đứa con gái của nhà báo. Khổ nhất chính là hai đứa con của anh. Các cháu cần chúng ta giúp đỡ vượt qua sự việc khủng khiếp này. Các cháu không có lỗi gì. Các cháu rất đáng được yêu thương. Từ nhà trường, gia đình và xã hội cần bao bọc các cháu.
Không gì bao biện được cho người vợ giết chồng và cũng càng không thể bao biện đến người mẹ không nghĩ đến các con trong việc làm của mình. Tự sự việc này đã nói lên tất cả với chúng ta về trách nhiệm với giới trẻ.
Các em cần được sống trong gia đình hạnh phúc, yêu thương. Kể cả có rạn vỡ, mâu thuẫn mà cha mẹ đang nhịn nhau, đang biết chấp nhận nhau cũng là đang vì nụ cười của các con mình. Và không ít trường hợp sau giông tố, bình yên lại đến trong mỗi mái nhà.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS luật gia Chu Hồng Thanh - Ủy viên ban thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.
- Sau khi báo chí chính thức đăng tải việc nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại bởi chính người vợ, ông có suy nghĩ gì?
PGS.TS Luật gia Chu Hồng Thanh: Đây là một câu chuyện buồn. Những tai ương khủng khiếp tưởng như có thể đến đâu đó chứ không thể đến từ người thân gần nhất. Nhà báo Hoàng Hùng đã mất một cách rất thương tâm và anh không thể ngờ mà đề phòng được.
Theo tìm hiểu, tôi được biết anh là nhà báo có tới 30 năm hành nghề báo, chuyên viết chuyên mục điều tra nên anh chắc chắn sẽ không thiếu bản lĩnh nhà báo, tuy nhiên sự sát hại bất ngờ lại đến từ trong nhà, từ người bạn đời gắn bó...
- Theo ông thì, chuyện này có gây một tâm lý rất xấu trong xã hội...
PGS.TS Luật gia Chu Hồng Thanh: Dám làm điều ác đến mức như người đàn bà vợ nhà báo Hoàng Hùng là trường hợp hy hữu, cũng không đến mức vì việc đau lòng này mà lại coi như bài học đề phòng những người thân.
- Nhưng từ việc này cũng có bài học gì đó thưa ông?
PGS.TS Luật gia Chu Hồng Thanh: Cố nhiên, nếu có gì đó để bạn gọi là “bài học” thì đó chính là tình thương yêu gắn bó chia sẻ lẫn nhau, là củng cố giá trị gia đình Việt Nam bền vững, là trách nhiệm cuộc sống, là mọi mâu thuẫn trong gia đình nên giải quyết, nên nói cùng nhau cho hết và cùng dàn xếp, là bài học về “tham thì thâm,” về cảnh giác với sự khuynh đảo của đồng tiền trong nền kinh tế thị trường... Song đó [vụ nhà báo Hoàng Hùng] là chuyện hy hữu, không thể thành bài học của mọi người hay phổ biến kinh nghiệm chung.
- Theo như thông tin ban đầu từ cơ quan điều tra thì bà Trần Thị Thúy Liễu đã nói rằng không cố ý giết chồng mà chỉ định “dằn mặt” và không ngờ đã thành kẻ sát nhân, ông nhận xét gì?
PGS.TS Luật gia Chu Hồng Thanh: Người chồng đang ngủ không có khả năng nhận thức, không tự vệ được thì không thể coi là “quá tay” được. Đây là hành vi cố ý, có sự chủ động, từ việc đổ chất lỏng gây cháy… đủ để cháy giường, cháy người mà không cháy nhà…
Tôi cũng không muốn bàn thêm về tình tiết, không chỉ vì đó là một chuyện buồn không muốn nói mà chính là vì cần chờ những kết quả điều tra xác thực của cơ quan có tránh nhiệm, một kết luận của tòa án.
- Ngay bây giờ, với tư cách là một luật gia, một nhà giáo dục ông nghĩ đến điều gì?
PGS.TS Luật gia Chu Hồng Thanh: Tôi nghĩ đến hai đứa con gái của nhà báo. Khổ nhất chính là hai đứa con của anh. Các cháu cần chúng ta giúp đỡ vượt qua sự việc khủng khiếp này. Các cháu không có lỗi gì. Các cháu rất đáng được yêu thương. Từ nhà trường, gia đình và xã hội cần bao bọc các cháu.
Không gì bao biện được cho người vợ giết chồng và cũng càng không thể bao biện đến người mẹ không nghĩ đến các con trong việc làm của mình. Tự sự việc này đã nói lên tất cả với chúng ta về trách nhiệm với giới trẻ.
Các em cần được sống trong gia đình hạnh phúc, yêu thương. Kể cả có rạn vỡ, mâu thuẫn mà cha mẹ đang nhịn nhau, đang biết chấp nhận nhau cũng là đang vì nụ cười của các con mình. Và không ít trường hợp sau giông tố, bình yên lại đến trong mỗi mái nhà.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Luật sư Phạm Thị Loan, Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương: Hành vi của Trần Thị Thúy Liễu rất kiên quyết, đạt tới mục đích cuối cùng. Trước khi làm thật Liễu đã làm thử để đảm bảo khi làm thật phải đạt kết quả. Trần Thị Thúy Liễu còn tạo hiện trường giả. Khi hậu quả xảy ra, là vợ nhưng Liễu cố tình không đưa nạn nhân đi bệnh viện ngay và cuối cùng thì anh Hoàng Hùng đã chết. Khi nạn nhân chết, Liễu vẫn không có thái độ thành khẩn… Nếu gọi là đầu thú thì phải nhận tội trước khi bị phát hiện. Khi không thể chối tội được mới nhận thì không gọi là đầu thú. |
Nguyễn Anh (Vietnam+)