Nói đến Phú Quốc (Kiên Giang), du khách trong, ngoài nước không chỉ biết nơi đây là điểm du lịch kỳ thú, hấp dẫn bởi tính đa dạng, phong phú của nó mà còn nhắc đến các đặc sản như ngọc trai, thủy hải sản, nước mắm và nhất là hồ tiêu.
Cây hồ tiêu ở xứ đảo Phú Quốc đã phát triển trong khoảng 100 năm qua và được cấp giấy chứng nhận thương hiệu tập thể “Hồ tiêu Phú Quốc” vào đầu tháng Bảy năm nay.
Theo Phòng Kinh tế huyện Phú Quốc, diện tích cây hồ tiêu trên đảo hiện có hơn 300ha, với gần 750 hộ trồng và đang tiếp tục phục hồi nâng lên 400ha vào năm 2012. Sản phẩm hồ tiêu Phú Quốc luôn được người tiêu dùng đánh giá có chất lượng cao.
Ông Trần Quốc Khanh, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện đảo Phú Quốc, cho biết thời điểm “vàng son” của cây hồ tiêu, diện tích hồ tiêu trên đảo lên đến hơn 800ha, nhưng nay còn khoảng 300ha. Năng suất từ 3-3,5 tấn/ha, sản lượng 1.000 tấn/năm.
Trước đây, khi giá vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng trụ tiêu, giống, công lao động chưa tăng và giá bán khoảng 100.000-120.000 đồng/kg, người trồng tiêu thu lãi 35-50 triệu đồng/ha. Nhưng hiện nay, cùng với giá vật tư tăng cao, nông dân không có lãi, thậm chí thua lỗ do chi phí đầu tư sản xuất tăng.
Thực tế hiện nay, nhiều nông dân ở Phú Quốc đang lưỡng lự trong việc đầu tư phát triển cây hồ tiêu. Nguyên nhân do vốn đầu tư lớn, giá thành sản xuất tăng cao, lao động khan hiếm, thiếu vốn, trong khi nông dân không tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng, giá cả trên thị trường không ổn định. Đặc biệt là sức hấp dẫn từ quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc khiến cho diện tích đất trồng tiêu bị thu hẹp dần. Đây là “mối nguy” dẫn đến hồ tiêu Phú Quốc đứng trước nguy cơ bị mai một và nhiều khả năng mất đi loại cây trồng truyền thống này nếu thiếu những giải pháp quy hoạch đầu tư phát triển hữu hiệu từ ngành chức năng của tỉnh Kiên Giang.
Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2015, Phú Quốc phấn đấu trồng 1.000ha hồ tiêu, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là tiếp tục giữ vững sản phẩm đặc sản, đặc trưng của địa phương phục vụ khách du lịch.
Trên cơ sở quy hoạch, huyện Phú Quốc tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển cây hồ tiêu hiện nay như, cụ thể là tìm thay thế các giống cũ đang bị thoái hóa; hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu gắn với hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi cho người trồng tiêu; tuyên truyền nông dân giữ vững và tiếp tục phát triển loại cây trồng đặc sản truyền thống này của địa phương; phát huy tối đa lợi thế của nhãn hiệu “Hồ tiêu Phú Quốc,” đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới để vừa nâng cao giá trị kinh tế, phát triển của hồ tiêu, vừa giới thiệu, quảng bá du lịch Phú Quốc./.
Cây hồ tiêu ở xứ đảo Phú Quốc đã phát triển trong khoảng 100 năm qua và được cấp giấy chứng nhận thương hiệu tập thể “Hồ tiêu Phú Quốc” vào đầu tháng Bảy năm nay.
Theo Phòng Kinh tế huyện Phú Quốc, diện tích cây hồ tiêu trên đảo hiện có hơn 300ha, với gần 750 hộ trồng và đang tiếp tục phục hồi nâng lên 400ha vào năm 2012. Sản phẩm hồ tiêu Phú Quốc luôn được người tiêu dùng đánh giá có chất lượng cao.
Ông Trần Quốc Khanh, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện đảo Phú Quốc, cho biết thời điểm “vàng son” của cây hồ tiêu, diện tích hồ tiêu trên đảo lên đến hơn 800ha, nhưng nay còn khoảng 300ha. Năng suất từ 3-3,5 tấn/ha, sản lượng 1.000 tấn/năm.
Trước đây, khi giá vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng trụ tiêu, giống, công lao động chưa tăng và giá bán khoảng 100.000-120.000 đồng/kg, người trồng tiêu thu lãi 35-50 triệu đồng/ha. Nhưng hiện nay, cùng với giá vật tư tăng cao, nông dân không có lãi, thậm chí thua lỗ do chi phí đầu tư sản xuất tăng.
Thực tế hiện nay, nhiều nông dân ở Phú Quốc đang lưỡng lự trong việc đầu tư phát triển cây hồ tiêu. Nguyên nhân do vốn đầu tư lớn, giá thành sản xuất tăng cao, lao động khan hiếm, thiếu vốn, trong khi nông dân không tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng, giá cả trên thị trường không ổn định. Đặc biệt là sức hấp dẫn từ quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc khiến cho diện tích đất trồng tiêu bị thu hẹp dần. Đây là “mối nguy” dẫn đến hồ tiêu Phú Quốc đứng trước nguy cơ bị mai một và nhiều khả năng mất đi loại cây trồng truyền thống này nếu thiếu những giải pháp quy hoạch đầu tư phát triển hữu hiệu từ ngành chức năng của tỉnh Kiên Giang.
Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2015, Phú Quốc phấn đấu trồng 1.000ha hồ tiêu, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là tiếp tục giữ vững sản phẩm đặc sản, đặc trưng của địa phương phục vụ khách du lịch.
Trên cơ sở quy hoạch, huyện Phú Quốc tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển cây hồ tiêu hiện nay như, cụ thể là tìm thay thế các giống cũ đang bị thoái hóa; hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu gắn với hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi cho người trồng tiêu; tuyên truyền nông dân giữ vững và tiếp tục phát triển loại cây trồng đặc sản truyền thống này của địa phương; phát huy tối đa lợi thế của nhãn hiệu “Hồ tiêu Phú Quốc,” đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới để vừa nâng cao giá trị kinh tế, phát triển của hồ tiêu, vừa giới thiệu, quảng bá du lịch Phú Quốc./.
Lê Huy Hải (TTXVN/Vietnam+)