Các văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được chuẩn bị công phu, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của đất nước. Đó là ý kiến chung góp ý của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Đề cập tới nâng cao đời sống cho người lao động, theo ông Vũ Hiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh thì đời sống là một chỉ tiêu tổng hợp, là tiêu chuẩn đánh giá sự chăm lo của chế độ đối với người lao động, thể hiện bản chất của chế độ Xã hội chủ nghĩa đã đặt thành mục tiêu quan trọng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhu cầu đời sống của người dân thành phố về vật chất và tinh thần rất đa dạng. Nhưng nhu cầu cơ bản trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước trước hết là giải quyết công ăn việc làm và mức sống tối thiểu cho người lao động, chăm lo phúc lợi tập thể, phúc lợi công cộng, những hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế , thể dục-thể thao, văn nghệ, thông tin đại chúng ... cho toàn xã hội, trong đó vấn đề giải quyết lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu. Do vậy, quan tâm chăm lo đời sống công nhân lao động là vấn đề quan trọng trong phát triển bền vững của đất nước.
Nhất trí cao với cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội về những định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, anh ninh và đối ngoại đã đề ra, các đảng viên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đều đề nghị trong cương lĩnh cần nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc-Chủ nghĩa xã hội là xuyên suốt cho một thời gian dài hàng trăm năm.
Chú trọng hơn đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bởi đây là vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Quan tâm đến phát triển kinh tế phải chú trọng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động của các tổ chức đoàn thể, đảm bảo tính tự chủ của các tổ chức này.
Cần chú trọng đến giai cấp công nhân vì xu hướng phát triển thành nước công nghiệp là tất yếu, công nhân sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động. Xây dựng giai cấp công nhân, chú trọng phát triển giai cấp công nhân, nâng cao đời sống cho công nhân là tất yếu và phải làm từ bây giờ, thường xuyên, nghiêm túc. Trước mắt, cần nâng cao trình độ cho công nhân về mọi mặt. Cần quan tâm giải quyết có hiệu quả các bức xúc của giai cấp công nhân theo tinh thần Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Theo tiến sỹ Lê Thanh Hà - Viện Công nhân Công đoàn, trong Báo cáo Chính trị cần cụ thể hóa hơn đoạn nói về các tổ chức chính trị-xã hội, các giai tầng trong xã hội.
Riêng về giai cấp công nhân, ông Hà đề xuất đưa vào dự thảo Báo cáo chính trị nội dung: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; quan tâm giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò của giai cấp công nhân, kịp thời sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về việc làm, nhà ở, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và phúc lợi xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.”
Bổ sung vào Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội nhiệm vụ nghiên cứu lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam, vì đây vừa là vấn đề chiến lược, vừa cần kíp trong tình hình hiện nay.
Cụ thể là đưa vào Cương lĩnh: “Hoạch định và thực hiện chiến lược nghiên cứu phát triển lý luận, hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn về giai cấp công nhân. Tổ chức xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý, có đủ năng lực thực hiện sứ mệnh lịch của mình trong giai đoạn mới.”
Đưa vào “Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” đoạn nói về nguồn nhân lực công nghiệp: “Tập trung phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đi đôi với phát triển khoa học, công nghệ; giáo dục, đào tạo. Phấn đấu đến năm 2020, nước ta có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại ngang tầm với khu vực, có nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao đủ sức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội làm cho người lao động nói chung, cho công nhân nói riêng đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, tạo động lực cho GCCN phát triển bền vững. Thực hiện an sinh xã hội, gắn phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, với bảo vệ môi trường.”
Đa số ý kiến cho rằng các mục tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội và môi trường đưa ra hơi cao so với khả năng, điều kiện thực tế của đất nước. Ví dụ 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nghuy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng công nghệ sạch hoặc trang thiết bị xử lý chất thải, 80% co sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường, 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới…
Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu đưa ra cao, khó thực hiện như: lao động nông nghiệp khoảng 30% lao động xã hội, lao động qua đào tạo chiếm trên 70%, qua đào tạo nghề chiếm 55% tổng số lao động xã hội…
Một số ý kiến đề nghị cần có chỉ tiêu giữ mức độ trượt giá đến năm 2020 của các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư tăng bao nhiêu % để so sánh với các chỉ tiêu thu nhập thực tế của dân cư năm 2020 tăng gấp 3,5 lần so với 2010.
Có như vậy mới đánh giá đúng mức sống của dân cư trong kế hoạch 10 năm. Đề nghị xác định chỉ tiêu cụ thể của :” Nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, tiêu chí này cần cụ thể, chuẩn mực trên tiêu chuẩn chung của thế giới, để từ đó xác định khoảng thời gian có thể đạt được, không nhất thiết là năm 2020 mà có thể trước, hoặc sau mốc thời gian đó.
Các ý kiến đều nhất trí với nội dung báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010. Nhất trí cáo với nội dung cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và sinh hoạt nhân dân.
Một số ý kiến cho rằng phần kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X, nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 các số liệu thống kê có chỗ chưa chuẩn xác so với thực tế. Ví dụ tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động đang làm việc là chưa có cơ sở để đánh giá.
Cần đánh giá những thành tựu trong nhiệm kỳ bằng các chỉ tiêu: Việc làm, thu nhập, điều kiện lao động, ô nhiễm môi trường, rác thải, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giao thông, giao dục, y tế, vấn đề an ninh trật tự và tệ nạn xã hội…
Cần có số liệu so sánh năm 2010 với năm 2001 đã cải thiện được bao nhiêu, giá các mặt hàng thiết yếu tăng lên bao nhiêu, từ đó mới có cơ sở đề ra các mục tiêu cải thiện mức sống dân cư giai đoạn tiếp theo. Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội cần phải nhất quán và hợp lý, cần cụ thể hóa thêm một số chỉ tiêu để thực hiện trong 5 năm.
Về việc thực hiện thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng, nên xác định trong tương lai: mọi công dân Việt Nam có nguyện vọng, tự nguyện và đủ phẩm chất đều có thể được kết nạp vào Đảng, không nên phân biệt là người lao động, công chức hay chủ doanh nghiệp.
Ông Hà góp ý bổ sung Điều lệ Đảng, đoạn nói về những quy định thành lập tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp, quyền được giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng: “Xúc tiến thành lập tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng cho phù hợp với các loại hình doanh nghiệp. Tăng cường bồi dưỡng, kết nạp công nhân vào Đảng. Đối với những công nhân đã hết tuổi sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hoặc còn tuổi sinh hoạt Đoàn nhưng doanh nghiệp không có tổ chức Đoàn thanh niên, khi có nguyện vọng vào Đảng, thì công đoàn cơ sở có thể thay một đảng viên giới thiệu với chi bộ.”
Trong cải cách tiền lương nên đổi mới có tính cách tân, không nên tăng lương nhỏ giọt, chạy theo thị trường. Lương của công chức, các đơn vị sự nghiệp là chưa tương xứng với lương của chung và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cũng như các nước trong khu vực…/.
Đề cập tới nâng cao đời sống cho người lao động, theo ông Vũ Hiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh thì đời sống là một chỉ tiêu tổng hợp, là tiêu chuẩn đánh giá sự chăm lo của chế độ đối với người lao động, thể hiện bản chất của chế độ Xã hội chủ nghĩa đã đặt thành mục tiêu quan trọng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhu cầu đời sống của người dân thành phố về vật chất và tinh thần rất đa dạng. Nhưng nhu cầu cơ bản trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước trước hết là giải quyết công ăn việc làm và mức sống tối thiểu cho người lao động, chăm lo phúc lợi tập thể, phúc lợi công cộng, những hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế , thể dục-thể thao, văn nghệ, thông tin đại chúng ... cho toàn xã hội, trong đó vấn đề giải quyết lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu. Do vậy, quan tâm chăm lo đời sống công nhân lao động là vấn đề quan trọng trong phát triển bền vững của đất nước.
Nhất trí cao với cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội về những định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, anh ninh và đối ngoại đã đề ra, các đảng viên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đều đề nghị trong cương lĩnh cần nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc-Chủ nghĩa xã hội là xuyên suốt cho một thời gian dài hàng trăm năm.
Chú trọng hơn đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bởi đây là vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Quan tâm đến phát triển kinh tế phải chú trọng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động của các tổ chức đoàn thể, đảm bảo tính tự chủ của các tổ chức này.
Cần chú trọng đến giai cấp công nhân vì xu hướng phát triển thành nước công nghiệp là tất yếu, công nhân sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động. Xây dựng giai cấp công nhân, chú trọng phát triển giai cấp công nhân, nâng cao đời sống cho công nhân là tất yếu và phải làm từ bây giờ, thường xuyên, nghiêm túc. Trước mắt, cần nâng cao trình độ cho công nhân về mọi mặt. Cần quan tâm giải quyết có hiệu quả các bức xúc của giai cấp công nhân theo tinh thần Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Theo tiến sỹ Lê Thanh Hà - Viện Công nhân Công đoàn, trong Báo cáo Chính trị cần cụ thể hóa hơn đoạn nói về các tổ chức chính trị-xã hội, các giai tầng trong xã hội.
Riêng về giai cấp công nhân, ông Hà đề xuất đưa vào dự thảo Báo cáo chính trị nội dung: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; quan tâm giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò của giai cấp công nhân, kịp thời sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về việc làm, nhà ở, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và phúc lợi xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.”
Bổ sung vào Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội nhiệm vụ nghiên cứu lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam, vì đây vừa là vấn đề chiến lược, vừa cần kíp trong tình hình hiện nay.
Cụ thể là đưa vào Cương lĩnh: “Hoạch định và thực hiện chiến lược nghiên cứu phát triển lý luận, hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn về giai cấp công nhân. Tổ chức xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý, có đủ năng lực thực hiện sứ mệnh lịch của mình trong giai đoạn mới.”
Đưa vào “Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” đoạn nói về nguồn nhân lực công nghiệp: “Tập trung phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đi đôi với phát triển khoa học, công nghệ; giáo dục, đào tạo. Phấn đấu đến năm 2020, nước ta có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại ngang tầm với khu vực, có nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao đủ sức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội làm cho người lao động nói chung, cho công nhân nói riêng đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, tạo động lực cho GCCN phát triển bền vững. Thực hiện an sinh xã hội, gắn phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, với bảo vệ môi trường.”
Đa số ý kiến cho rằng các mục tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội và môi trường đưa ra hơi cao so với khả năng, điều kiện thực tế của đất nước. Ví dụ 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nghuy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng công nghệ sạch hoặc trang thiết bị xử lý chất thải, 80% co sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường, 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới…
Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu đưa ra cao, khó thực hiện như: lao động nông nghiệp khoảng 30% lao động xã hội, lao động qua đào tạo chiếm trên 70%, qua đào tạo nghề chiếm 55% tổng số lao động xã hội…
Một số ý kiến đề nghị cần có chỉ tiêu giữ mức độ trượt giá đến năm 2020 của các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư tăng bao nhiêu % để so sánh với các chỉ tiêu thu nhập thực tế của dân cư năm 2020 tăng gấp 3,5 lần so với 2010.
Có như vậy mới đánh giá đúng mức sống của dân cư trong kế hoạch 10 năm. Đề nghị xác định chỉ tiêu cụ thể của :” Nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, tiêu chí này cần cụ thể, chuẩn mực trên tiêu chuẩn chung của thế giới, để từ đó xác định khoảng thời gian có thể đạt được, không nhất thiết là năm 2020 mà có thể trước, hoặc sau mốc thời gian đó.
Các ý kiến đều nhất trí với nội dung báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010. Nhất trí cáo với nội dung cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và sinh hoạt nhân dân.
Một số ý kiến cho rằng phần kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X, nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 các số liệu thống kê có chỗ chưa chuẩn xác so với thực tế. Ví dụ tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động đang làm việc là chưa có cơ sở để đánh giá.
Cần đánh giá những thành tựu trong nhiệm kỳ bằng các chỉ tiêu: Việc làm, thu nhập, điều kiện lao động, ô nhiễm môi trường, rác thải, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giao thông, giao dục, y tế, vấn đề an ninh trật tự và tệ nạn xã hội…
Cần có số liệu so sánh năm 2010 với năm 2001 đã cải thiện được bao nhiêu, giá các mặt hàng thiết yếu tăng lên bao nhiêu, từ đó mới có cơ sở đề ra các mục tiêu cải thiện mức sống dân cư giai đoạn tiếp theo. Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội cần phải nhất quán và hợp lý, cần cụ thể hóa thêm một số chỉ tiêu để thực hiện trong 5 năm.
Về việc thực hiện thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng, nên xác định trong tương lai: mọi công dân Việt Nam có nguyện vọng, tự nguyện và đủ phẩm chất đều có thể được kết nạp vào Đảng, không nên phân biệt là người lao động, công chức hay chủ doanh nghiệp.
Ông Hà góp ý bổ sung Điều lệ Đảng, đoạn nói về những quy định thành lập tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp, quyền được giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng: “Xúc tiến thành lập tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng cho phù hợp với các loại hình doanh nghiệp. Tăng cường bồi dưỡng, kết nạp công nhân vào Đảng. Đối với những công nhân đã hết tuổi sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hoặc còn tuổi sinh hoạt Đoàn nhưng doanh nghiệp không có tổ chức Đoàn thanh niên, khi có nguyện vọng vào Đảng, thì công đoàn cơ sở có thể thay một đảng viên giới thiệu với chi bộ.”
Trong cải cách tiền lương nên đổi mới có tính cách tân, không nên tăng lương nhỏ giọt, chạy theo thị trường. Lương của công chức, các đơn vị sự nghiệp là chưa tương xứng với lương của chung và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cũng như các nước trong khu vực…/.
(TTXVN/Vietnam+)