Ngày 10/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp với Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức Hội thảo Hiệp định tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) sau 2 năm thực thi, cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều diễn giả cho rằng, để thâm nhập tốt thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi nhận thức và cách tiếp cận.
Ông Nguyễn Lâm Viên - Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Tổng Giám đốc Công ty Vinamit với kinh nghiệm 10 năm thâm nhập thị trường Trung Quốc cho biết thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam bán hàng vào Trung Quốc với doanh số khá lớn, nhưng chủ yếu qua ba cửa ngõ biên mậu là Móng Cái (Quảng Ninh), Lạng Sơn và Lào Cai thông qua các thương nhân khu vực biên giới.
Với cách tiếp cận như vậy, hàng Việt Nam chưa thực sự tham gia vào thị trường Trung Quốc, bởi ở nước này 65% lượng hàng hóa được buôn bán thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Đặc biệt, theo khảo sát của Vinamit, hiện nay người Trung Quốc rất thích hàng nhập khẩu, trong các siêu thị và cửa hàng tiện lợi đều dành chỗ ngày một nhiều hơn cho hàng nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Lâm Viên, đây chính là cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề là làm sao để thay đổi nhận thức và tiếp cận, doanh nghiệp phải đặt mình ở vị trí lớn hơn là ở một doanh nghiệp Việt Nam.
Ví dụ, thông thường Vinamit mua 3.000 đồng/kg mít nguyên liệu, tuy nhiên có thời điểm thương nhân Trung Quốc sang mua 10.000 đồng/kg để mang về Trung Quốc bán với giá 100.000 đồng/kg.
Ông Viên đặt câu hỏi tại sao thời điểm hút hàng đó, doanh nghiệp Việt Nam không mua giá cao mang sang Trung Quốc bán, để nông dân cũng có lợi bán được giá cao, doanh nghiệp cũng có lời khi xuất khẩu mít nguyên liệu.
Ngoài ra, các mặt hàng khác Trung Quốc đang có lợi thế như đồ chơi, đồ nhựa…, doanh nghiệp cũng không nên nghĩ là thị trường Trung Quốc không cần nữa, bởi tâm lý người tiêu dùng luôn hướng tới sự khác biệt.
Để xâm nhập thị trường rộng lớn này, ngay cả ở những mặt hàng thế mạnh thì điều căn bản là doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi nhận thức.
Ông Vi Thiếc Thần – Tham tán Thương mại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, sau khi ACFTA được thực thi vào năm 2010, giao thương giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc đã tăng mạnh.
Trung Quốc là thị trường rộng lớn, hàng hóa đưa vào là có thể tiêu thụ được, nếu doanh nghiệp tìm hiểu, nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng.
Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có thì giao thương Trung Quốc-Việt Nam vẫn chưa xứng, nhiều mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như trái cây nhiệt đới người Trung Quốc biết nhưng không mua được, bởi trong siêu thị chỉ bán thanh long, không xuất hiện các mặt hàng khác như xoài, nhãn.
Riêng với mặt hàng thủy hải sản, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ chú trọng xuất sang thị trường Mỹ, EU…, trong khi Trung Quốc là thị trường rộng lớn với các điều kiện kỹ thuật không quá cao.
Theo nhận định của ông Vi Thiếc Thần, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa mạnh dạn hợp tác với doanh nhân Trung Quốc, trong khi đây là đầu mối để đưa hàng vào các kênh bán lẻ rất tốt, nếu không muốn hợp tác doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng một gian hàng chuyên trưng bày hàng của Việt Nam tại Trung Quốc, đồng thời phải đầu tư lớn hơn cho tiếp thị sản phẩm.
Vị Tham tán Thương mại khẳng định, để làm được tất cả những điều này, doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy.
Theo Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Việt Nam đang có lợi thế lớn về nông sản, thực phẩm chế biến.
Ngoài nông sản tươi (chủ yếu là trái cây), thực phẩm chế biến được ưa chuộng tại Trung Quốc là mít sấy, kẹo dừa, bánh đậu xanh, bột thực phẩm, gạo…
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp trong nước sẽ phối hợp với nhau để đưa sản phẩm vào thị trường Trung Quốc nhiều hơn nữa./.
Nhiều diễn giả cho rằng, để thâm nhập tốt thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi nhận thức và cách tiếp cận.
Ông Nguyễn Lâm Viên - Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Tổng Giám đốc Công ty Vinamit với kinh nghiệm 10 năm thâm nhập thị trường Trung Quốc cho biết thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam bán hàng vào Trung Quốc với doanh số khá lớn, nhưng chủ yếu qua ba cửa ngõ biên mậu là Móng Cái (Quảng Ninh), Lạng Sơn và Lào Cai thông qua các thương nhân khu vực biên giới.
Với cách tiếp cận như vậy, hàng Việt Nam chưa thực sự tham gia vào thị trường Trung Quốc, bởi ở nước này 65% lượng hàng hóa được buôn bán thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Đặc biệt, theo khảo sát của Vinamit, hiện nay người Trung Quốc rất thích hàng nhập khẩu, trong các siêu thị và cửa hàng tiện lợi đều dành chỗ ngày một nhiều hơn cho hàng nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Lâm Viên, đây chính là cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề là làm sao để thay đổi nhận thức và tiếp cận, doanh nghiệp phải đặt mình ở vị trí lớn hơn là ở một doanh nghiệp Việt Nam.
Ví dụ, thông thường Vinamit mua 3.000 đồng/kg mít nguyên liệu, tuy nhiên có thời điểm thương nhân Trung Quốc sang mua 10.000 đồng/kg để mang về Trung Quốc bán với giá 100.000 đồng/kg.
Ông Viên đặt câu hỏi tại sao thời điểm hút hàng đó, doanh nghiệp Việt Nam không mua giá cao mang sang Trung Quốc bán, để nông dân cũng có lợi bán được giá cao, doanh nghiệp cũng có lời khi xuất khẩu mít nguyên liệu.
Ngoài ra, các mặt hàng khác Trung Quốc đang có lợi thế như đồ chơi, đồ nhựa…, doanh nghiệp cũng không nên nghĩ là thị trường Trung Quốc không cần nữa, bởi tâm lý người tiêu dùng luôn hướng tới sự khác biệt.
Để xâm nhập thị trường rộng lớn này, ngay cả ở những mặt hàng thế mạnh thì điều căn bản là doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi nhận thức.
Ông Vi Thiếc Thần – Tham tán Thương mại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, sau khi ACFTA được thực thi vào năm 2010, giao thương giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc đã tăng mạnh.
Trung Quốc là thị trường rộng lớn, hàng hóa đưa vào là có thể tiêu thụ được, nếu doanh nghiệp tìm hiểu, nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng.
Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có thì giao thương Trung Quốc-Việt Nam vẫn chưa xứng, nhiều mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như trái cây nhiệt đới người Trung Quốc biết nhưng không mua được, bởi trong siêu thị chỉ bán thanh long, không xuất hiện các mặt hàng khác như xoài, nhãn.
Riêng với mặt hàng thủy hải sản, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ chú trọng xuất sang thị trường Mỹ, EU…, trong khi Trung Quốc là thị trường rộng lớn với các điều kiện kỹ thuật không quá cao.
Theo nhận định của ông Vi Thiếc Thần, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa mạnh dạn hợp tác với doanh nhân Trung Quốc, trong khi đây là đầu mối để đưa hàng vào các kênh bán lẻ rất tốt, nếu không muốn hợp tác doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng một gian hàng chuyên trưng bày hàng của Việt Nam tại Trung Quốc, đồng thời phải đầu tư lớn hơn cho tiếp thị sản phẩm.
Vị Tham tán Thương mại khẳng định, để làm được tất cả những điều này, doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy.
Theo Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Việt Nam đang có lợi thế lớn về nông sản, thực phẩm chế biến.
Ngoài nông sản tươi (chủ yếu là trái cây), thực phẩm chế biến được ưa chuộng tại Trung Quốc là mít sấy, kẹo dừa, bánh đậu xanh, bột thực phẩm, gạo…
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp trong nước sẽ phối hợp với nhau để đưa sản phẩm vào thị trường Trung Quốc nhiều hơn nữa./.
Liên Phương (TTXVN)