Tiêu chí thu nhập và tiêu chí cơ cấu lao động trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới là hai tiêu chí cần được tính toán, điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của nông thôn Việt Nam hiện nay.
Đây là những đề xuất được rút ra sau khi Tổng cục Thống kê (GSO) hoàn thành xử lý toàn bộ các số liệu thống kê thu được từ Tổng Điều tra nông thôn nông nghiệp thủy sản 2011.
Theo GSO, tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới quy định thu nhập bình quân đầu người/năm phải bằng 1,4 lần so với mức bình quân chung của tỉnh là khó đạt được bởi mục tiêu này chỉ mang giá trị tương đối, thường xuyên thay đổi theo từng năm cũng như phụ thuộc nhiều vào đặc điểm dựa trên đặc thù kinh tế, địa chính trị của từng vùng miền.
Thực tế từ các điều tra của GSO cho thấy, thu nhập bình quân chung của các tỉnh ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc như Sơn La thường thấp hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân chung của các tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ như Bình Dương. Vì vậy, nếu cứ áp dụng tiêu chí thu nhập theo cách bằng 1,4 lần thu nhập bình quân chung của tỉnh để xác định đạt chuẩn nông thôn mới sẽ không đánh giá được chính xác giữa huyện đạt chuẩn ở vùng này và vùng khác khi sự chênh lệch là quá lớn.
Tương tự như vậy, việc “áp” tiêu chí cơ cấu lao động cũng cần linh hoạt và sát thực hơn do phụ thuộc nhiều vào đặc thù kinh tế, văn hóa, địa chính trị của từng vùng miền. Theo đó, với các tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng và xuất khẩu gạo và thủy sản như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiêu chí tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là trên 30% mới đạt đủ quy định nông thôn mới là không phù hợp.
Đồng tình với quan điểm này của GSO, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Duy Lượng cũng cho biết Hội Nông dân Việt Nam sẽ kiến nghị lên Chính phủ điều chỉnh tiêu chí cơ cấu lao động chưa hợp lý này.
Theo kết quả tổng điều tra thu được, tỷ lệ các địa phương đạt được tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đang ở mức thấp. Cụ thể, gần 77,4% số xã mới đạt từ 2 đến 5 tiêu chí trong số 13 tiêu chí thu thập thông tin trong Tổng Điều tra lần này; trong đó đồng bằng sông Hồng đạt 87,3%, đồng bằng Sông Cửu Long đạt 79,8%, Đông Nam Bộ đạt 83,9%; riêng trung du và miền núi phía Bắc chỉ có 69% số xã đạt 2-5 tiêu chí. Tính chung cả nước, tỷ lệ xã mới đạt một tiêu chí còn gần 11%.
Xét theo từng tiêu chí, một số tiêu chí có tỷ lệ xã đạt trên 50% như: Bưu điện; hình thức tổ chức sản xuất; tổ chức chính trị xã hội vững mạnh. Tuy nhiên, nhiều tiêu chí tỷ lệ xã đạt chỉ dưới 10% như: Giao thông; trường học; chợ nông thôn; cơ cấu lao động.
Đây là thực trạng cho thấy việc thực hiện xây dựng nông thôn mới đang đặt ra nhiều thách thức cho các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 26 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn:” Chỉ có 20% số xã trên phạm vi cả nước đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 và 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020. Riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 phải có 35 - 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và 70% vào năm 2020./.
Đây là những đề xuất được rút ra sau khi Tổng cục Thống kê (GSO) hoàn thành xử lý toàn bộ các số liệu thống kê thu được từ Tổng Điều tra nông thôn nông nghiệp thủy sản 2011.
Theo GSO, tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới quy định thu nhập bình quân đầu người/năm phải bằng 1,4 lần so với mức bình quân chung của tỉnh là khó đạt được bởi mục tiêu này chỉ mang giá trị tương đối, thường xuyên thay đổi theo từng năm cũng như phụ thuộc nhiều vào đặc điểm dựa trên đặc thù kinh tế, địa chính trị của từng vùng miền.
Thực tế từ các điều tra của GSO cho thấy, thu nhập bình quân chung của các tỉnh ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc như Sơn La thường thấp hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân chung của các tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ như Bình Dương. Vì vậy, nếu cứ áp dụng tiêu chí thu nhập theo cách bằng 1,4 lần thu nhập bình quân chung của tỉnh để xác định đạt chuẩn nông thôn mới sẽ không đánh giá được chính xác giữa huyện đạt chuẩn ở vùng này và vùng khác khi sự chênh lệch là quá lớn.
Tương tự như vậy, việc “áp” tiêu chí cơ cấu lao động cũng cần linh hoạt và sát thực hơn do phụ thuộc nhiều vào đặc thù kinh tế, văn hóa, địa chính trị của từng vùng miền. Theo đó, với các tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng và xuất khẩu gạo và thủy sản như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiêu chí tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là trên 30% mới đạt đủ quy định nông thôn mới là không phù hợp.
Đồng tình với quan điểm này của GSO, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Duy Lượng cũng cho biết Hội Nông dân Việt Nam sẽ kiến nghị lên Chính phủ điều chỉnh tiêu chí cơ cấu lao động chưa hợp lý này.
Theo kết quả tổng điều tra thu được, tỷ lệ các địa phương đạt được tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đang ở mức thấp. Cụ thể, gần 77,4% số xã mới đạt từ 2 đến 5 tiêu chí trong số 13 tiêu chí thu thập thông tin trong Tổng Điều tra lần này; trong đó đồng bằng sông Hồng đạt 87,3%, đồng bằng Sông Cửu Long đạt 79,8%, Đông Nam Bộ đạt 83,9%; riêng trung du và miền núi phía Bắc chỉ có 69% số xã đạt 2-5 tiêu chí. Tính chung cả nước, tỷ lệ xã mới đạt một tiêu chí còn gần 11%.
Xét theo từng tiêu chí, một số tiêu chí có tỷ lệ xã đạt trên 50% như: Bưu điện; hình thức tổ chức sản xuất; tổ chức chính trị xã hội vững mạnh. Tuy nhiên, nhiều tiêu chí tỷ lệ xã đạt chỉ dưới 10% như: Giao thông; trường học; chợ nông thôn; cơ cấu lao động.
Đây là thực trạng cho thấy việc thực hiện xây dựng nông thôn mới đang đặt ra nhiều thách thức cho các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 26 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn:” Chỉ có 20% số xã trên phạm vi cả nước đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 và 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020. Riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 phải có 35 - 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và 70% vào năm 2020./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)