Để từng bước khắc phục những điểm yếu trong công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, Tổng cục Thủy sản cần có đề án cho công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản.
Theo đó, đề án cần có những bước đi phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ công tác dự báo. Bên cạnh đó, ngành thủy sản cần phải ứng dụng tối đa các khoa học công nghệ trong công tác dự báo.
Tại hội thảo Công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản, ngày 23/3, tại Hà Nội, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay, công tác dự báo cho ngư trường khai thác hải sản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, phục vụ công tác quy hoạch, quản lý nguồn lợi hải sản, chỉ đạo sản xuất trên biển để nâng cao hiệu quả khai thác.
Để dự báo ngư trường khai thác, các chuyên gia thủy sản sẽ dựa vào các số liệu đầu vào như số liệu độc lập nghề cá gồm số liệu điều tra nguồn lợi, môi trường và hải dương học nghề cá từ đó xác định hiện trạng nguồn lợi và phân bố không gian các loài hải; số liệu phụ thuộc nghề cá được thu thập thông qua số liệu cá thương phẩm tại cảng cá, bến cá, nhật ký khai thác để đánh giá ngư trường, thời gian, mùa vụ, thành phần sản lượng và năng suất khai thác.
Tuy nhiên, ông Hoàng Đình Yên, Phó cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết hiện số liệu đầu vào chưa đủ phục vụ công tác dự báo ngư trường do hoạt động điều tra nguồn lợi thiếu tính hệ thống, quy mô nhỏ, mang tính cục bộ; chưa có các chương trình nghiên cứu đồng bộ và đánh giá trên diện rộng toàn vùng biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, hoạt động thu thập số liệu nghề cá thương phẩm ở hầu hết các địa phương đều không đầy đủ, thiếu nguồn lực triển khai. Mặt khác, hầu hết ngư dân chưa tuân thủ việc ghi nhật ký khai thác (chỉ được 5%) nên số liệu này cũng không hoàn chỉnh.
Theo ông Hoàng Đình Yên, tất cả những yếu tố trên đã khiến công tác dự báo ngư trường khai thác chưa được thực hiện một cách có hệ thống, liên lục trong các cơ quan nghiên cứu và quản lý nghề cá. Công tác phát hành dự báo chỉ được thực hiện 2 lần/năm vào tháng Ba và tháng Chín nên thông tin dự báo đưa đến ngư dân không kịp thời. Ngoài ra, việc tổ chức hướng dẫn khai thác theo dự báo ngư trường cũng chưa hiêu quả. Thực tế, hiện vẫn chưa có hệ thống tổ chức hướng dẫn cho các tàu thuyền khai thác theo dự báo.
Theo ông Nguyễn Viết Nghĩa, Viện Nghiên cứu Hải sản, dự báo ngư trường cần thực hiện trên toàn bộ vùng biển xa bờ của Việt Nam và thực hiện liên tục với tần suất nhiều hơn. Theo đó, đối tượng dự báo cần tập trung trọng điểm vào một số nghề và loài hải sản quan trọng. Do đó, cần tăng cường công tác thu thập số liệu nghề cá và ứng dụng công nghệ dự báo tiên tiến./.
Theo đó, đề án cần có những bước đi phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ công tác dự báo. Bên cạnh đó, ngành thủy sản cần phải ứng dụng tối đa các khoa học công nghệ trong công tác dự báo.
Tại hội thảo Công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản, ngày 23/3, tại Hà Nội, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay, công tác dự báo cho ngư trường khai thác hải sản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, phục vụ công tác quy hoạch, quản lý nguồn lợi hải sản, chỉ đạo sản xuất trên biển để nâng cao hiệu quả khai thác.
Để dự báo ngư trường khai thác, các chuyên gia thủy sản sẽ dựa vào các số liệu đầu vào như số liệu độc lập nghề cá gồm số liệu điều tra nguồn lợi, môi trường và hải dương học nghề cá từ đó xác định hiện trạng nguồn lợi và phân bố không gian các loài hải; số liệu phụ thuộc nghề cá được thu thập thông qua số liệu cá thương phẩm tại cảng cá, bến cá, nhật ký khai thác để đánh giá ngư trường, thời gian, mùa vụ, thành phần sản lượng và năng suất khai thác.
Tuy nhiên, ông Hoàng Đình Yên, Phó cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết hiện số liệu đầu vào chưa đủ phục vụ công tác dự báo ngư trường do hoạt động điều tra nguồn lợi thiếu tính hệ thống, quy mô nhỏ, mang tính cục bộ; chưa có các chương trình nghiên cứu đồng bộ và đánh giá trên diện rộng toàn vùng biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, hoạt động thu thập số liệu nghề cá thương phẩm ở hầu hết các địa phương đều không đầy đủ, thiếu nguồn lực triển khai. Mặt khác, hầu hết ngư dân chưa tuân thủ việc ghi nhật ký khai thác (chỉ được 5%) nên số liệu này cũng không hoàn chỉnh.
Theo ông Hoàng Đình Yên, tất cả những yếu tố trên đã khiến công tác dự báo ngư trường khai thác chưa được thực hiện một cách có hệ thống, liên lục trong các cơ quan nghiên cứu và quản lý nghề cá. Công tác phát hành dự báo chỉ được thực hiện 2 lần/năm vào tháng Ba và tháng Chín nên thông tin dự báo đưa đến ngư dân không kịp thời. Ngoài ra, việc tổ chức hướng dẫn khai thác theo dự báo ngư trường cũng chưa hiêu quả. Thực tế, hiện vẫn chưa có hệ thống tổ chức hướng dẫn cho các tàu thuyền khai thác theo dự báo.
Theo ông Nguyễn Viết Nghĩa, Viện Nghiên cứu Hải sản, dự báo ngư trường cần thực hiện trên toàn bộ vùng biển xa bờ của Việt Nam và thực hiện liên tục với tần suất nhiều hơn. Theo đó, đối tượng dự báo cần tập trung trọng điểm vào một số nghề và loài hải sản quan trọng. Do đó, cần tăng cường công tác thu thập số liệu nghề cá và ứng dụng công nghệ dự báo tiên tiến./.
Bích Hồng (TTXVN)