Tối 10/6, tại Hà Nội, Báo Quân đội Nhân dân phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Giữ trọn niềm tin với Bác” và trao giải thưởng Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 4.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; bà Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương đã đến dự chương trình và chứng kiến trao giải.
Phát biểu tại chương trình, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã hoan nghênh, biểu dương các đơn vị đã có có sáng kiến trong việc tổ chức Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” và chúc mừng các tác giả có tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi.
Phó Thủ tướng cho rằng sức mạnh lan tỏa của các tác phẩm viết về những tấm gương “người tốt, việc tốt” chính là đã khai thác được chiều sâu suy nghĩ cũng như hành động, việc làm thiết thực của nhân vật. Mặt khác, cần có thêm những hình thức phong phú hơn để quảng bá gương “người tốt, việc tốt”, góp phần đưa việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành công việc thường xuyên của mọi người.
Hưởng ứng Lời kêu gọi thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc vận động sáng tác-quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về đề tài “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, 4 năm nay, Báo Quân đội nhân dân đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội tổ chức thành công Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý”.
So với các lần trước, cuộc thi lần này đa dạng và phong phú hơn về mọi mặt. Bên cạnh các tác phẩm viết về những người tình nguyện làm việc thiện cứu giúp người khác kém may mắn trong cuộc sống, có nhiều tấm gương làm công tác nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực của cuộc sống.
Cuộc thi cũng đã giới thiệu được nhiều tấm gương “người tốt, việc tốt” hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau như đại tá Trần Quang Hùng, Giám đốc Công ty 74 (Binh đoàn 15) đã cùng đơn vị thực hiện tốt mô hình liên kết giữa các hộ công nhân người Kinh với hộ công nhân người dân tộc thiểu số trên địa bàn biên giới tỉnh Gia Lai.
Tấm gương em Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường trung học phổ thông Đô Lương1, Nghệ An) ngày 30/4/2013 đã dũng cảm hy sinh thân mình để cứu 4 em nhỏ khỏi chết đuối. Nữ cựu quân nhân Trần Thị Thanh Hương - người con gái Huế giàu lòng hy sinh đã dốc hết sinh lực, hạnh phúc riêng tư của mình để chăm sóc 166 con các đồng đội bị nhiễm chất độc da cam, tàn tật; trong khi bản thân chị đang mắc căn bệnh ung thư quái ác…
Họ là những con người âm thầm đóng góp, cống hiến, hi sinh vì lợi ích đất nước, lợi ích xã hội, không hề đòi hỏi bất cứ sự biết ơn hay đền bù, khen thưởng nào.
Tại chương trình giao lưu, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao giải nhất cho tác phẩm “Một cách yêu biển, đảo Việt Nam” của tác giả Đoàn Xuân Bộ (Báo Quân đội nhân dân viết về tấm gương hai em sinh viên Cao Huy Hiệp và Nguyễn Bá Phúc (Lớp K53, khoa Khoa học Chính trị, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội).
Theo tác giả Bộ, đây là hai em đã cùng nhau tiến hành nghiên cứu hàng trăm tài liệu và gặp những nhân chứng lịch sử để xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học về khẳng định chủ quyền biển, đảo nói chung, Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng là của Việt Nam.
Trên cơ sở đó, hai em đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao những nhận thức về chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào chương trình đào tạo các cấp học.
Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải thưởng cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải nhì và ba.
Cũng trong chương trình tối nay, các đại biểu đã giao lưu và nghe một số tấm gương bình dị mà cao quý chia sẻ về những việc làm của họ như kỹ sư Lê Ngọc Tâm (Công ty cổ phần dịch vụ Cơ khí hàng hải PTSC) đã rất cần cù, bền bỉ sáng tạo trong lao động sản xuất, nhất là đối với việc thi công giàn khoan. Phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Thị Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam có sáng kiến trong dự án xây dựng nhà máy sản xuất sorbitol từ tinh bột sắn 30.000 tấn/năm tại Tây Ninh và dự án nhà máy sản xuất biodiesel công suất 30.000 tấn/năm.
Anh Nguyễn Hữu Nghị ở trị trấn Đoan Hùng (huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) đã cùng nhóm cứu hộ của mình cứu kịp thời 8 em học sinh lớp 9 ra sông tắm rồi bị rơi vào vùng nước xiết.
Trung úy Nguyễn Anh Tuấn (tiểu đội 5, trung đội 6, đại đội 3, tiểu đoàn kiểm soát quân sự 103, Bộ Tư lệnh Thủ đô) đã khống chế được đối tượng đang dùng dao nhọn đâm nhiều nhát vào người một nam thanh niên điều khiển xe gắn máy ở phường Vĩnh Phúc, quân Ba Đình, Hà Nội…
Xen lẫn với phần giao lưu là chương trình ca nhạc đặc sắc. Các ca sỹ chuyên nghiệp và Đoàn nghệ thuật Nhà hát ca múa nhạc Quân đội đã thể hiện, biểu diễn nhiều ca khúc hay ca ngợi về quê hương, đất nước, con người, Bác Hồ.
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Giữ trọn niềm tin với Bác” và trao giải thưởng Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 4 là những hoạt động thiết thực thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;” kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi “Thi đua ái quốc,” Ngày truyền thống Thi đua yêu nước (11/6/1948 - 11/6/2013); 88 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2013)./.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; bà Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương đã đến dự chương trình và chứng kiến trao giải.
Phát biểu tại chương trình, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã hoan nghênh, biểu dương các đơn vị đã có có sáng kiến trong việc tổ chức Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” và chúc mừng các tác giả có tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi.
Phó Thủ tướng cho rằng sức mạnh lan tỏa của các tác phẩm viết về những tấm gương “người tốt, việc tốt” chính là đã khai thác được chiều sâu suy nghĩ cũng như hành động, việc làm thiết thực của nhân vật. Mặt khác, cần có thêm những hình thức phong phú hơn để quảng bá gương “người tốt, việc tốt”, góp phần đưa việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành công việc thường xuyên của mọi người.
Hưởng ứng Lời kêu gọi thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc vận động sáng tác-quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về đề tài “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, 4 năm nay, Báo Quân đội nhân dân đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội tổ chức thành công Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý”.
So với các lần trước, cuộc thi lần này đa dạng và phong phú hơn về mọi mặt. Bên cạnh các tác phẩm viết về những người tình nguyện làm việc thiện cứu giúp người khác kém may mắn trong cuộc sống, có nhiều tấm gương làm công tác nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực của cuộc sống.
Cuộc thi cũng đã giới thiệu được nhiều tấm gương “người tốt, việc tốt” hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau như đại tá Trần Quang Hùng, Giám đốc Công ty 74 (Binh đoàn 15) đã cùng đơn vị thực hiện tốt mô hình liên kết giữa các hộ công nhân người Kinh với hộ công nhân người dân tộc thiểu số trên địa bàn biên giới tỉnh Gia Lai.
Tấm gương em Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường trung học phổ thông Đô Lương1, Nghệ An) ngày 30/4/2013 đã dũng cảm hy sinh thân mình để cứu 4 em nhỏ khỏi chết đuối. Nữ cựu quân nhân Trần Thị Thanh Hương - người con gái Huế giàu lòng hy sinh đã dốc hết sinh lực, hạnh phúc riêng tư của mình để chăm sóc 166 con các đồng đội bị nhiễm chất độc da cam, tàn tật; trong khi bản thân chị đang mắc căn bệnh ung thư quái ác…
Họ là những con người âm thầm đóng góp, cống hiến, hi sinh vì lợi ích đất nước, lợi ích xã hội, không hề đòi hỏi bất cứ sự biết ơn hay đền bù, khen thưởng nào.
Tại chương trình giao lưu, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao giải nhất cho tác phẩm “Một cách yêu biển, đảo Việt Nam” của tác giả Đoàn Xuân Bộ (Báo Quân đội nhân dân viết về tấm gương hai em sinh viên Cao Huy Hiệp và Nguyễn Bá Phúc (Lớp K53, khoa Khoa học Chính trị, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội).
Theo tác giả Bộ, đây là hai em đã cùng nhau tiến hành nghiên cứu hàng trăm tài liệu và gặp những nhân chứng lịch sử để xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học về khẳng định chủ quyền biển, đảo nói chung, Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng là của Việt Nam.
Trên cơ sở đó, hai em đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao những nhận thức về chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào chương trình đào tạo các cấp học.
Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải thưởng cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải nhì và ba.
Cũng trong chương trình tối nay, các đại biểu đã giao lưu và nghe một số tấm gương bình dị mà cao quý chia sẻ về những việc làm của họ như kỹ sư Lê Ngọc Tâm (Công ty cổ phần dịch vụ Cơ khí hàng hải PTSC) đã rất cần cù, bền bỉ sáng tạo trong lao động sản xuất, nhất là đối với việc thi công giàn khoan. Phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Thị Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam có sáng kiến trong dự án xây dựng nhà máy sản xuất sorbitol từ tinh bột sắn 30.000 tấn/năm tại Tây Ninh và dự án nhà máy sản xuất biodiesel công suất 30.000 tấn/năm.
Anh Nguyễn Hữu Nghị ở trị trấn Đoan Hùng (huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) đã cùng nhóm cứu hộ của mình cứu kịp thời 8 em học sinh lớp 9 ra sông tắm rồi bị rơi vào vùng nước xiết.
Trung úy Nguyễn Anh Tuấn (tiểu đội 5, trung đội 6, đại đội 3, tiểu đoàn kiểm soát quân sự 103, Bộ Tư lệnh Thủ đô) đã khống chế được đối tượng đang dùng dao nhọn đâm nhiều nhát vào người một nam thanh niên điều khiển xe gắn máy ở phường Vĩnh Phúc, quân Ba Đình, Hà Nội…
Xen lẫn với phần giao lưu là chương trình ca nhạc đặc sắc. Các ca sỹ chuyên nghiệp và Đoàn nghệ thuật Nhà hát ca múa nhạc Quân đội đã thể hiện, biểu diễn nhiều ca khúc hay ca ngợi về quê hương, đất nước, con người, Bác Hồ.
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Giữ trọn niềm tin với Bác” và trao giải thưởng Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 4 là những hoạt động thiết thực thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;” kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi “Thi đua ái quốc,” Ngày truyền thống Thi đua yêu nước (11/6/1948 - 11/6/2013); 88 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2013)./.
Nguyễn Cường (TTXVN)