Chiều 9/11, thảo luận ở Tổ về dự án Luật phòng, chống rửa tiền, các đại biểu Quốc hội có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh nội dung có nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật bao gồm cả lĩnh vực chống tài trợ khủng bố.
Tán thành với việc cần thiết phải ban hành Luật phòng, chống rửa tiền, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, việc sớm ban hành luật này đáp ứng xu hướng phát triển của nền kinh tế. Trong hoạt động kinh tế, có nhiều hành vi dẫn đến nguy cơ dễ nảy sinh rửa tiền như đầu tư chứng khoán, bất động sản, thương mại…
Đồng thời, việc ban hành luật cũng đáp ứng yêu cầu cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và nhiệm vụ hàng đầu kiềm chế lạm phát mà Đảng, Nhà nước đang quyết liệt thực hiện.
Đối với nội dung quy định chống tài trợ khủng bố, đại biểu đề nghị dự án luật cần định nghĩa cụ thể thế nào là hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố. Trong việc phòng chống, quản lý, xử lý các vi phạm, Luật cần xây dựng theo hướng đề cao trách nhiệm của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước. Đại biểu cũng đề nghị tên của dự án luật này nên là Luật Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Bên cạnh những ý kiến cho rằng, tài trợ khủng bố thường gắn với rửa tiền, Luật cần điều chỉnh cả lĩnh vực chống tài trợ khủng bố. Đại biểu Quốc hội Đỗ Kim Tuyến, Hà Nội, nêu quan điểm, không nên ghép hành vi tài trợ khủng bố vào dự án luật này mà nên đưa vào Luật Phòng chống khủng bố (trong khuôn khổ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012) để đảm bảo tính chặt chẽ trong phạm vi điều chỉnh của luật.
Đại biểu Quốc hội Tuyến băn khoăn, dự án Luật quy định việc thành lập Cơ quan phòng, chống rửa tiền, tuy nhiên, cơ quan này sẽ thuộc đầu mối bộ ngành nào, Bộ Công an hay Ngân hàng Nhà nước, cần phải được bàn thảo thêm. Theo đại biểu này, hiện ở Việt Nam, chưa phát hiện được vụ việc rửa tiền. Đây cũng không phải là hành vi gây bức xúc trong xã hội. Tại nhiều nước trên thế giới, mỗi lĩnh vực như thuế, tài chính, ngân hàng đều có một lực lượng điều tra chuyên ngành riêng.
Còn đại biểu Quốc hội Đào Trọng Thi cũng của Hà Nội thì cho rằng, dự án Luật phòng, chống rửa tiền vẫn có thể đưa những nội dung về việc chống tài trợ khủng bố để đảm bảo việc thực thi những cam kết quốc tế của Việt Nam nhưng chỉ nên khưu trú trong phạm vi liên quan đến rửa tiền chứ không mở rộng các nội dung khác.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương, Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Ban soạn thảo cần liệt kê trong luật mọi hành vi rửa tiền, cách thức quản lý Nhà nước về chống rửa tiền để đảm bảo tính chặt chẽ của dự án Luật.
Dự án Luật phòng chống tác hại thuốc lá cũng nhận được sự đồng tình cao từ phía các đại biểu Quốc hội Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải ban hành dự luật liên quan đến bảo vệ sức khỏe con người này.
Ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều nhất trí với nội dung quy định, người sử dụng thuốc lá phải đóng góp vào quỹ để bảo vệ cộng đồng. Tuy nhiên, Luật cần quy định chi tiết phương pháp, mức xử phạt các vi phạm.
Đại biểu Quốc hội Thích Bảo Nghiêm, Hà Nội, đề nghị, dự luật nên bổ sung quy định tại một khu vực, địa điểm đặc thù cần cấm hút thuốc lá; đồng thời quy định về trách nhiệm của lực lượng giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở trong việc xử lý hành vi hút thuốc lá trái quy định để hướng tới mục đích giảm thiểu tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, giảm chi phí cho xã hội./.
Tán thành với việc cần thiết phải ban hành Luật phòng, chống rửa tiền, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, việc sớm ban hành luật này đáp ứng xu hướng phát triển của nền kinh tế. Trong hoạt động kinh tế, có nhiều hành vi dẫn đến nguy cơ dễ nảy sinh rửa tiền như đầu tư chứng khoán, bất động sản, thương mại…
Đồng thời, việc ban hành luật cũng đáp ứng yêu cầu cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và nhiệm vụ hàng đầu kiềm chế lạm phát mà Đảng, Nhà nước đang quyết liệt thực hiện.
Đối với nội dung quy định chống tài trợ khủng bố, đại biểu đề nghị dự án luật cần định nghĩa cụ thể thế nào là hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố. Trong việc phòng chống, quản lý, xử lý các vi phạm, Luật cần xây dựng theo hướng đề cao trách nhiệm của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước. Đại biểu cũng đề nghị tên của dự án luật này nên là Luật Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Bên cạnh những ý kiến cho rằng, tài trợ khủng bố thường gắn với rửa tiền, Luật cần điều chỉnh cả lĩnh vực chống tài trợ khủng bố. Đại biểu Quốc hội Đỗ Kim Tuyến, Hà Nội, nêu quan điểm, không nên ghép hành vi tài trợ khủng bố vào dự án luật này mà nên đưa vào Luật Phòng chống khủng bố (trong khuôn khổ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012) để đảm bảo tính chặt chẽ trong phạm vi điều chỉnh của luật.
Đại biểu Quốc hội Tuyến băn khoăn, dự án Luật quy định việc thành lập Cơ quan phòng, chống rửa tiền, tuy nhiên, cơ quan này sẽ thuộc đầu mối bộ ngành nào, Bộ Công an hay Ngân hàng Nhà nước, cần phải được bàn thảo thêm. Theo đại biểu này, hiện ở Việt Nam, chưa phát hiện được vụ việc rửa tiền. Đây cũng không phải là hành vi gây bức xúc trong xã hội. Tại nhiều nước trên thế giới, mỗi lĩnh vực như thuế, tài chính, ngân hàng đều có một lực lượng điều tra chuyên ngành riêng.
Còn đại biểu Quốc hội Đào Trọng Thi cũng của Hà Nội thì cho rằng, dự án Luật phòng, chống rửa tiền vẫn có thể đưa những nội dung về việc chống tài trợ khủng bố để đảm bảo việc thực thi những cam kết quốc tế của Việt Nam nhưng chỉ nên khưu trú trong phạm vi liên quan đến rửa tiền chứ không mở rộng các nội dung khác.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương, Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Ban soạn thảo cần liệt kê trong luật mọi hành vi rửa tiền, cách thức quản lý Nhà nước về chống rửa tiền để đảm bảo tính chặt chẽ của dự án Luật.
Dự án Luật phòng chống tác hại thuốc lá cũng nhận được sự đồng tình cao từ phía các đại biểu Quốc hội Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải ban hành dự luật liên quan đến bảo vệ sức khỏe con người này.
Ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều nhất trí với nội dung quy định, người sử dụng thuốc lá phải đóng góp vào quỹ để bảo vệ cộng đồng. Tuy nhiên, Luật cần quy định chi tiết phương pháp, mức xử phạt các vi phạm.
Đại biểu Quốc hội Thích Bảo Nghiêm, Hà Nội, đề nghị, dự luật nên bổ sung quy định tại một khu vực, địa điểm đặc thù cần cấm hút thuốc lá; đồng thời quy định về trách nhiệm của lực lượng giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở trong việc xử lý hành vi hút thuốc lá trái quy định để hướng tới mục đích giảm thiểu tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, giảm chi phí cho xã hội./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)